Nữ tu sĩ Mary-Lynne Cochrane ở Sydney đã sống cùng những cơn đau mãn tính trong hơn ba thập niên qua do bệnh viêm khớp không thể chẩn đoán được.
Sau nhiều năm sử dụng codeine và các chất opioid khác, bà cho biết hiện giờ bà có thể chịu đựng được những cơn đau này mà không cần phải dùng các chất ma túy khác.
"Tôi là Mary-Lynne, tôi phải chịu đựng những cơn đau mãn tính mỗi ngày. Nhưng may mắn là tôi có thể kiểm soát các cơn đâu này với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan."
Nhưng tu sĩ Mary-Lynne cho biết bà lo lắng về lệnh cấm codeine mới sẽ ảnh hưởng đến những người khác.
"Chuyện này về lâu về dài có thể là điều tuyệt vời. Nhưng nó sẽ khiến một số người rơi vào tình trạng không ổn định trong một thời gian dài. Và những người này vốn dĩ đã thuộc về nhóm thiểu số."
"Chúng ta là một trong số 25 quốc gia khác trên khắp thế giới đã chuyển sang hạn chế tiếp cận với codeine bởi vì nó không an toàn và không hiệu quả đối với những cơn đau mãn tính. Những gì chúng tôi muốn thấy là một kế hoạch hành động quốc gia giúp mọi người thật sự tiếp cận được với các biện pháp điều trị có giá cả vừa phải"
Cũng có nhiều lo ngại rằng bệnh nhân sẽ tìm đến những loại thuốc khác, như cần sa hay rượu bia, như một phương pháp giảm đau thay thế.
Mỗi năm tại Úc có khoảng 100 người chết vì ngộ độc codeine. Từ ngày 1/2/2018, loại thuốc này sẽ không còn được bán tự do theo dạng over the counter, và người dân Úc sẽ cần phải có toa bác sĩ để mua thuốc có chứa codeine.
Trên các kệ thuốc của các nhà cung cấp bán lẻ trên toàn nước Úc hiện nay đã bỏ các loại thuốc chứa codeine liều thấp.
Muốn mua loại thuốc này, khách hàng cần có đơn thuốc của bác sĩ.
Bà Carol Bennett, từ nhóm các nhà hoạt động Pain Australia, khuyên những người đang phải chịu đựng những cơn đau đớn nên gặp bác sĩ toàn khoa của họ và lập kế hoạch giúp họ vượt qua giai đoạn chuyển đổi này.
Nhưng bà cũng nói rằng nhóm của bà ủng hộ lệnh cấm.
"Chúng ta là một trong số 25 quốc gia khác trên khắp thế giới đã chuyển sang hạn chế tiếp cận với codeine bởi vì nó không an toàn và không hiệu quả đối với những cơn đau mãn tính. Những gì chúng tôi muốn thấy là một kế hoạch hành động quốc gia giúp mọi người thật sự tiếp cận được với các biện pháp điều trị có giá cả vừa phải, cũng như những biện pháp thay thế giúp mọi người có thể kiềm chế được những cơn đau của họ."
Các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và hầu hết các quốc gia Âu Châu đã hạn chế việc bán thuốc codeine tự do và đều yêu cầu có toa bác sĩ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Dược phẩm Caroline Diamantis cho biết một số bệnh nhân lo lắng đã mua hàng loạt thuốc chứa codeine trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
"Mọi người đã cố gắng dự trữ, chúng tôi đã phải kiểm soát chuyện đó khá chặt chẽ vì chúng tôi không muốn hàng chục hộp thuốc giảm đau có chứa codeine như Mersyndol và Nurofen Plus có mặt ở nhà mọi người."
"Mọi người đã cố gắng dự trữ, chúng tôi đã phải kiểm soát chuyện đó khá chặt chẽ vì chúng tôi không muốn hàng chục hộp thuốc giảm đau có chứa codeine như Mersyndol và Nurofen Plus có mặt ở nhà mọi người."
Để đối phó với lệnh cấm, một số nhà sản xuất thuốc đã tung ra các loại thuốc giảm đau mới trộn ibuprofen với paracetemol dành cho những người tìm kiếm thuốc giảm đau mạnh hơn.
Nhưng những người khác có những động thái mạnh mẽ khi rút các sản phẩm chứa chất codeine ra khỏi thị trường hoàn toàn.
Các nhà sản xuất Panadeine, GlaskoSmithKline, đã đưa ra một tuyên bố nói rằng các loại thuốc này sẽ được ngừng sản xuất ở thị trường Úc.
Cơ quan quản lý dược phẩm TGA nói rằng lệnh cấm này là nhằm bảo vệ cho người dân.
Theo ước tính, thay đổi này sẽ khiến cho người thọ thuế tiêu tốn thêm 300 triệu Úc kim mỗi năm, bởi vì nhiều bệnh nhân sẽ phải ghé thăm bác sĩ gia đình để xin toa thuốc, và các bác sĩ sẽ phải tiếp thêm khoảng 8,7 triệu bệnh nhân do hệ quả của lệnh cấm này.
Tuy nhiên Trưởng phòng Y tế chính phủ, Giáo sư Brendan Murphy nói rằng nhiều người sẽ không cần gặp bác sĩ gia đình của họ nếu cần mua thuốc giảm đau ngắn hạn.