Chuyện Brexit có khiến cho cử tri Bắc Ái Nhĩ Lan thay đổi lá phiếu?

Street art in Belfast

Street art in Belfast Source: SBS

Anh quốc sẽ có cuộc tổng tuyển cử trong vài ngày nữa, vào thứ năm 12 tháng chạp và Bắc Ái Nhĩ Lan có vẻ như đối đầu với cuộc bầu cử chưa từng có trong lịch sử của lãnh thổ nầy. Chính trường tại đây phản ảnh sự chia rẽ sâu xa trong xã hội vốn đã dẫn đến tình trạng bất ổn có tên là The Troubles. Thế nhưng các đảng trung lập hy vọng có thể tạo nên những bước đột phá vào ngày bầu cử.


Những nhắc nhở về một thời quá khứ với nhiều bất ổn tại thành phố nầy cùng các thử thách khác, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, ở bất cứ nơi nào tại Bắc Ái Nhĩ Lan, nơi có 18 ghế dân biểu trong cuộc bầu cử sắp tới.

Trong Quốc hội vừa qua, đảng Dân chủ Hợp Nhất ủng hộ Brexit được 10 ghế, phe Cộng hòa Ái Nhĩ Lan Sinn Fein được 7 ghế, mặc dù họ vắng mặt trong Quốc hội Westmonster ở Luân đôn.

Trong khi vấn đề Brexit chế ngự cuộc bầu cử nầy, thì những người trung thành theo truyền thống, đang bị thử thách.

Bà Emma Little Pengelly thuộc đảng Dân chủ Hợp Nhất, hiện tìm cách nắm giữ chiếc ghế của bà tại phía nam Belfast.

Bà vận động tại lãnh thổ thuộc đảng Hợp Nhất, khi SBS bắt gặp bà, tuy nhiên bà hiện đối diện một thử thách nghiêm trọng từ đối thủ thuộc phe chống Brexit mạnh mẽ.

Vì vậy thông điệp của bà, nhắm vào việc giữ cho nước Anh được đoàn kết.

“Tôi nghĩ cho đến nay, tất cả các chuyện là do quyền lợi của mọi người, không chỉ quí vị là người thuộc đảng Hợp Nhất Unionist trong trái tim của quí vị, mà cả trong đầu óc của quí vị nữa".

"Về mặt kinh tế và chính trị, nó chỉ khiến cho chuyện nầy mang nhiều ý nghĩa".

"Vì vậy mọi người cho tôi biết là, nếu Brexit đe dọa cho sự hợp nhất, thì vấn đề đoàn kết là ưu tiên và đó là lý tưởng của đảng Dân chủ Hợp Nhất luôn tranh đấu”, Emma Little Pengelly.

Trong khi đó, tại phía bắc Belfast, một cuộc chiến ngang ngửa khác hiện diễn ra.

Đơn vị nầy hiện do ông Nigel Dodds, phó lãnh tụ đảng Dân chủ Hợp Nhất, đã nắm giữ gần 20 năm qua.

Đảng nầy lo sợ sẽ thất cử tại đây, việc nầy sẽ làm gia tăng động lực trong việc bỏ phiếu về biên giới thống nhất, với nước Cộng hòa Ái nhỉ Lan.

Ông nầy đối diện với một thách thức thực sự, kể từ khi ông John Finucane, thuộc đảng Sinn Fein và là Thị trưởng của Belfast, mà cha ông đã bị bắn chết do những phần tử trung thành ủng hộ Liên Minh giữa Bắc Ái Nhĩ Lan với Anh quốc, vào năm 1989.

Cuộc bầu cử dự trù diễn ra vào mùa đông, có nghĩa là có nhiều chuyện gõ cửa từng nhà, diễn ra trong khung cảnh u tối, thế nhưng ông Finucane cho biết, ông nhận được ủng hộ từ những nơi chưa hề biết đến trước đây, trong cuộc bầu cử Brexit nầy

“Đó là một trong những điều vượt qua chính trị của đảng và những gì tôi có trong cuộc bầu cử này, là một cơ sở của Sinn Fein rất có động lực, thế nhưng số lượng những người đang vươn mình và tôi rất biết ơn về điều đó, những người đang làm cho họ thấy rất rõ".

"Theo truyền thống họ là những người ủng hộ Sinn Fein, thế nhưng vì sự nguy hiểm mà Brexit thể hiện đối với cách sống của chúng tôi ở đây, nên họ sẽ bỏ phiếu cho tôi với tư cách là ứng cử viên ủng hộ duy nhất, có thể giành chiến thắng trong khu vực bầu cử nầy”, Nigel Dodds.
“Có những người ở Bắc Ái Nhĩ Lan, không biết chắc họ theo đảng Hợp Nhất Unionist hay là đảng Quốc gia, vốn tin tưởng về một cộng đồng đoàn kết quan trọng hơn và tôi nghĩ, nó tạo nên phần lớn trong số phiếu của chúng ta”, Naomi Long.
Thật dễ dàng để ước đoán rằng, các cử tri tại Bấc Ái Nhĩ Lan đã đề ra cách thức cho họ, đó là một người theo Cộng hòa không bao giờ bỏ phiếu cho phe Hợp Nhất, hay ngược lại.

Đó là trường hợp thường xảy ra, thế nhưng cũng có những cử tri thay đổi tại đây.

Ông John Bittles làm việc tại một hiệu bán sách ở phía nam Belfast.

Ông nầy vẫn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai, thế nhưng ông nói rằng, đó chẳng phải là Sinn Fein hay đảng Dân chủ Hợp Nhất .

“Nó cho thấy dấu hiệu về sự tiến triển của đất nước, có vẻ như lạ lẫm với tôi và những người bên ngoài, là người ta vẫn bỏ phiếu theo truyền thống, bởi vì cha mẹ họ đã bỏ phiếu theo cách đó, hay là do họ có văn phòng trong khu vực và những chuyện tương tự như vậy".

"Đối với tôi, nó có vẻ như quí vị nên bỏ phiếu cho mọi người vì chính sách của họ, hơn là các lý do về mặt lịch sử”, John Bittles.

Hy vọng thủ lợi từ các cử tri tìm kiếm một lập trường trung dung là bà Naomi Long, lãnh tụ của đảng Liên Minh, vốn ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai.

“Có những người ở Bắc Ái Nhĩ Lan, không biết chắc họ theo đảng Hợp Nhất Unionist hay là đảng Quốc gia, vốn tin tưởng về một cộng đồng đoàn kết quan trọng hơn và tôi nghĩ, nó tạo nên phần lớn trong số phiếu của chúng ta”, Naomi Long.

Cũng có những thay đổi theo thế hệ, khi những cử tri trẻ tuổi hơn cảm thấy, chính trị luôn hướng về phía trước, hơn là nhìn lại phía sau.

Họ cảm thấy chán ngán về chiến dịch tiêu cực và buồn nôn nầy

“Có nhiều người cảm thấy, họ cần bỏ phiếu cho một đảng phải nhất định nào đó để chiếm được nhiều ghế, từ một đảng mà họ thực sự chống lại”.

“Tôi nghĩ khó khăn là, có khá nhiều tài liệu quí vị thấy đến từ giới truyền thông và các cơ sở khác, chỉ vấy bùn lẫn nhau. Quí vị chẳng nghe thấy điều chi tích cực, về những gì một đảng nào sẽ làm, hay một đảng khác nữa”.

Những ngày tranh đấu giữa đảng Dân chủ Hợp Nhất và đảng Quốc gia vẫn còn trước mặt.

Họ vẫn thắng được đa số ghế tại Bắc Ái Nhĩ Lan trong cuộc bầu cử nầy, thế nhưng chính trường tại vùng nầy, hiện trở thành một vấn đề ít có thể tiên đoán được.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share