Mái ấm gia đình: Chồng và vợ ai nên giữ tiền?

financing-3536755.jpg

Giải quyết ổn thỏa chuyện tiền bạc được coi là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc cho mỗi gia đình. Credit: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

"Nhìn mọi người ai cũng dành dụm đủ tiền đặt cọc mua nhà, mua xe, tôi thấy rất tủi thân, vì mãi đến giờ hai vợ chồng vẫn không có dư giả để mua nhà." Cùng tìm hiểu những sai lầm về quản lý tài chính gia đình, phương thức quản lý tài chính hiệu quả cùng kế toán Kelly Đỗ.


Chia sẻ của thính giả

"Hai vợ chồng em cùng đi làm, chồng của em thu nhập nhiều hơn em chút đỉnh. Tất cả tiền lương của hai đứa em đều chuyển thẳng vào một tài khoản chung của hai vợ chồng.

Em là người quản lý hết tất cả chi tiêu trong gia đình, từ trả tiền học hành con cái, đến chợ búa, trả tiền thuê nhà, đối nội đối ngoại hai bên gia đình.

Mỗi tháng em đưa chồng em $1,000 để ảnh chi tiêu lặt vặt, lâu lâu ăn trưa. Chồng em cứ nói rằng $1,000 là không đủ, trong khi em có biết bao nhiêu thứ tiền phải lo toan. Em cảm thấy việc việc giữ chi tiêu trong gia đình rất áp lực.

Nhìn mọi người ai cũng để dành tiền mua nhà, mua xe, em thấy rất tủi thân, vì mãi đến giờ hai vợ chồng em vẫn không có dư giả được để mua nhà."
shopping-879498.jpg
Phụ nữ hay đàn ông nên là người giữ trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình? Credit: Pixabay

Chuyên gia tham vấn

Kế toán Kelly Đỗ chia sẻ không nên mặc định phụ nữ phải là người giữ tiền trong nhà mà đó nên là trách nhiệm từ cả hai phía. Việc lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn giúp hai vợ chồng có một 'bản đồ' để theo dõi thu chi của mình.

Chuyên gia kế toán Kelly Đỗ từ Melbourne chia sẻ cả hai vợ chồng nên có một mục tiêu tài chính chung.

"Một sai lầm thường gặp về quản lý tài chính thường thấy trong các gia đình Việt là người vợ thường đóng vai trò 'giữ tiền". Một người phải quản lý, cân đo, chi trả hết các hóa đơn trong gia đình mà thiếu đi sự trao đổi, bàn bạc giữa hai bên.

Điều này khiến người chồng đôi khi không hiểu được khó khăn của vợ, hoặc thiếu động lực để kiếm thêm thu nhập, tăng chất lượng cuộc sống".
288465594_10158925678716762_4409944752528616972_n (1).jpg
Chuyên gia kế toán Kelly Đỗ. Credit: Joseph Feil Blue Tree Studios
Sự không thống nhất về thói quen và cách chi tiêu giữa hai vợ chồng có thể dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý tài chính gia đình.

"Điều đáng buồn là 30% người Úc có sẵn ít hơn $1,000 để đối phó với trường hợp khẩn cấp. Chúng ta cần xây dựng nguồn quỹ khẩn cấp để có thể sử dụng trong các trường hợp bất ngờ. Nguồn quỹ này cần bảo đảm cả gia đình bạn có thể sống được ở mức hiện tại trong vòng ba tháng mà không phải đi làm".

Nhiều người hay nói tại sao làm mãi mà vẫn chưa để dành được tiền? Làm sao để có dư, có tiết kiệm và nên đầu tư từ lúc nào?

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe chia sẻ của kế toán Kelly Đỗ về cách lập ba tài khoản khác nhau cho việc chi tiêu và xây dựng nguồn đầu tư.

Share