Trong khi các nước như Úc lệ thuộc vào việc xuất cảng các loại rác rẻ tiền sang Trung quốc, thì môi trường tại nơi nầy lại phải trả một giá khá đắt.
Các doanh nghiệp Trung quốc cho biết việc ngăn cấm không chỉ là một cơ hội để dọn sạch đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm mà còn là dịp để phát triển kỹ nghệ tái sinh của địa phương.
Mỗi ngày từ 9 giờ sáng cho đến nửa đêm, ông Wang đậu chiếc xe tải trong hẽm thuộc khu nội ô của thành phố Bắc kinh, để chờ đợi những người dân địa phương mang bìa cứng và các chai nhựa đến ông.
"Tôi thu xếp chúng và mang đến một công ty thu mua".
Các khách hàng phần lớn là những người trung niên hay cao tuổi đến nơi với những chiếc xe đẩy hay trên các chếc xe chạy điện, chất đầy các vật liệu tái sinh.
Ông Wang mua một ký giấy bìa là 40 xu.
Hầu hết khách hàng thu thập các vật liệu tái sinh trong suốt tuần và vui vẻ ra về với khoảng 2 đô la trong túi.
Với một khách hàng, số tiền còn ít hơn nữa.
"Chỉ có 4 đô la, đủ mua một gói thuốc lá mà thôi".
Những người thu thập rác không chính thức như ông Wang, là xương sống của kỹ nghệ tái sinh của Trung quốc.
Đó là một vấn đề bởi vì phần nhiều những gì ở đây sẽ đem bán cho các xưởng nhỏ khi chúng được tái chế một cách rẻ tiền và rất thường khi làm ô nhiễm cho đất đai và nguồn nước.
Đối với ông Ma Jun, một nhà tranh đấu cho môi sinh có trụ sở tại Bắc kinh, thì đó là một vấn đề.
"Một số loại rác không được phân loại, đó là những chất nựa plastic và giấy dơ bẩn. Chúng bị nhiễm bẩn và một số còn chứa các hóa chất độc hại".
Thế nhưng nay việc đó có thể được thay đổi.
Trong một nỗ lực nhằm dọn sạch môi trường, Trung quốc cấm việc nhập cảng 24 loại rác thải từ ngoại quốc.
Kể từ tháng giêng năm nay, quốc gia thiếu kém nguyên liệu nầy hiện tìm kiếm rác thải các nơi để tái sinh và các công ty tái sinh nội địa hiện tìm cách đáp ứng với nhu cầu như vậy.
Ông Fang Hao là giám đốc của công ty thu nhặt giấy bìa có tên là Xiandou.
Ông cho biết việc ngăn cấm nói trên khiến cho Trung quốc tận dụng rác thải cuả mình một cách hữu hiệu hơn.
"Việc ngăn cấm nầy là một sự khuyến khích và là sáng kiến để giúp cho kỹ nghệ trong nước hữu hiệu hơn".
Các xe tải thuộc công ty của ông thu thập giấy bìa từ các doanh nghiệp ở Bắc kinh.
"Phải mất một thời gian cho hệ thống nầy được xây dựng để có thể hoạt động tốt hơn va tái sinh các loại rác địa phương tốt hơn", Ma Jun.
Ông Fang nói rằng giá cả giắy bìa đã gia tăng gần 80 phần trăm, kể từ khi rác thải ngoại quốc bị ngăn cấm và đã được thông báo hồi năm rồi.
"Với ít có các loại rác nhập cảng, các công ty giấy trong nước hiện tìm kiếm thêm nguyên liệu, vì vậy giá cả trở nên đắt hơn".
Một khi chất đầy giấy bìa trên xe tải, ông lái xe đến một trung tâm tái chế ở khu ngoại ô của Bắc kinh.
Các nhà kho với diện tích khoảng một sân đá bóng, chất đầy giấy bìa và các loại chất thải khác.
Thế nhưng nhà tranh đấu cho môi sinh là ông Ma Jun nói rằng việc biến chế rác cho chính rác thải của Trung quốc hiện gia tăng trong những năm qua và hệ thống chỉ có thể xử lý chính rác của Trung quốc, chứ không thể đảm nhiệm việc biến chế cho các nước khác.
"Cư dân tại các thành thị Trung quốc hiện thải ra số lượng rác ngày càng gia tăng. Mỗi năm mức độ gia tăng là chuyện chắc chắn và luôn luôn cao. Hàng trăm thành phố Trung quốc, trong đó 2 phần 3 đã bị các núi rác bao vây".
Thế nhưng hơn cả rác thải là giấy bìa, Trung quốc hiện tràn ngập các loại rác plastic và quốc gia nầy hiện xử lý khoảng một phần ba là các chất thải nhựa trên toàn cầu.
Bà Feng Juan thuộc công ty bán vỏ chai có tên là Income Recycle nói rằng, công ty của bà muốn thay đổi điều đó, bằng cách xử dụng kỹ thuật của điện thoại thông minh để thu thập rác một cách an toàn và tái sinh các chai nhựa.
"Trong hệ thống của chúng ta, quí vị có thể thấy rõ nơi nào chúng ta thu nhặt chai lọ, chúng sẽ đi đến đâu và toàn bộ tiến trình xử lý . Qua hệ thống nầy chúng ta tránh được sự ô nhiểm lần thứ hai".
Các chuyên viên cho rằng những công ty lớn như Income Recycle và Xiandou có thể đạt được các mục tiêu mới về môi trường của nước nầy.
Thế nhưng ông Ma Jun cho biết, thời gian chuyển tiếp từ một công ty nhỏ như của ông Wang, sẽ không thể diễn ra trong một thời gian ngắn.
"Phải mất một thời gian cho hệ thống nầy được xây dựng để có thể hoạt động tốt hơn va tái sinh các loại rác địa phương tốt hơn", Ma Jun.
Thế nhưng với một người kinh doanh cá thể, ông Wang cảm thấy chẳng có đất dụng võ cho những người trung gian như ông.
Ông cho biết, hoạt động của ông hiện gắng sức ngày nào hay ngày đó và ông quan ngại, những ngày làm việc của ông trong vấn đề xử lý rác ở Bắc kinh, có thể đếm được từng ngày.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại