Trong khi đó Trung quốc là quốc gia có con số người khiếm thị đông nhất trên thế giới và một rạp hát cộng đồng tại Bắc kinh là một trong các hình thức ngày càng gia tăng để phục vụ cho những người khiếm thị.
Một rạp hát được dựng lên ngoài trời, tại trung tâm thủ đô Bắc kinh của Trung quốc.
Thế nhưng điều gì khiến cho nó mang tính chất độc đáo, đó là toàn thể khán giả đều là những người khiếm thị.
Việc chiếu phim diễn ra hàng tuần vào ngày thứ bảy, đã được các thiện nguyện viên giúp trong việc thuyết minh.
"Ông ta lái một chiếc xe hơi nhỏ theo một con đường quanh co khúc khuỷu, bất thình lình một chiếc xe buýt dường như ở sát ngay đằng sau xe ông".
Việc nầy cho phép những hình ảnh mà các khán giả không thấy được, đã được chuyển thành lời để đi sâu vào tâm trí của họ.
Vào 9 giờ sáng, hàng chục người đã ngồi đầy vào trong hội trường của trung tâm, để tham dự việc chiếu phim hàng tuần.
Việc chiếu phim chẳng cần có màn che hay màn ảnh đen trắng để chiếu phim lên, thay vào đó căn phòng tràn ngập âm thanh rất rõ và sắc sảo, một mi-crô và một ghế đẩu cho người ngồi thuyết minh trước một màn hình tivi.
Ông Thạch Tiểu Quang 57 tuổi, đã xem phim theo cách nầy trong 10 năm qua.
"Khi xem phim tại nhà, quí vị chỉ nghe phần đối thoại mà thôi, còn loại rạp hát nầy có thể cho quí vị những phần thiếu sót đó, những hình ảnh không có âm thanh đi kèm".
"Nó giúp cho chúng tôi đủ thông tin trong khi cũng dành chỗ cho trí tưởng tượng của mình nữa", Thạch Tiểu Quang.
Chương trình có tên là "Đôi mắt của Con Tim", nhằm cho phép những người khiếm thị có thể thưởng thức các bộ phim đầy đủ hơn, và phần lớn đó là lần đầu tiên trong đời của họ.Rạp hát do trung tâm cộng đồng có tên là Hồng Đăng Đăng điều hành và đã chiếu hơn 600 phim, kể từ khi thành lập vào tháng 7 năm 2006.
Blind cinema Source: AAP
Những người tổ chức cho biết, lần đầu tiên khi chiếu phim thì chỉ có một nhóm nhỏ những người khiếm thị có mặt mà thôi.
Ngày nay, có hơn 40 người thường xuyên đến tham dự vào mỗi ngày thứ bảy.
"Sau khi đến đây để nghe các phim ảnh, tôi gặp gỡ một số bạn bè từ nhiều nơi khác nữa, mỗi ngày thứ bảy tôi gặp rất nhiều người và nếu có thời giờ thì tôi sẽ đến, dù mưa hay tuyết tôi cũng đến đây", Thanh Minh Đế.
Ông Thanh Minh Đế là một trong những người đó, 73 tuổi và bị mù từ nhỏ và những phim ảnh ông xem, chỉ là các phim tuyên truyền về cách mạng văn hóa.
Nhờ các cuốn phim như vậy, ông hiểu được các phim khác như Jurassic Park và Terminator.
"Tôi thích phim Trung quốc với các cốt chuyện hay về tranh luận và lịch sử, tôi cũng thích phim ngoại quốc nữa và học hỏi rất nhiều từ những bộ phim nầy".
Ông và bạn bè đã mất hơn một tiếng đồng hồ để đến xem phim vào cuối tuần.
Người quản lý trung tâm Hồng Đăng Đăng là Đoàn Xinh cho biết, khía cạnh xã hội là trọng tâm của chương trình.
"Đến rạp hát xem phim chỉ là một phần nhỏ thôi, quan trọng hơn là kinh nghiệm về mặt xã hội để cảm thấy họ là một thành phần của xã hội nữa".
Được biết Trung quốc có số người khiếm thị đông nhất thế giới, chiếm hơn 17 phần trăm tổng số trên toàn cầu.
Việc thiếu sót tài nguyên, có nghĩa là có nhiều người trải qua tình trạng sống trong cô đơn và khổ cực.
Chương trình chiếu phim cho người khiếm thị, lệ thuộc vào một đội ngũ những người thiện nguyện, bao gồm người thuyết minh là ông Spike Đoàn, vốn đã xem phim 2 hay 3 lần trước khi thuyết minh phim nầy.
"Tôi chú tâm đến các chủ đề tích cực và xảy ra trong xã hội Trung quốc, trong khi cố tránh các hình ảnh khiến cho họ khó hiểu".Việc chọn lựa không khó khăn lắm, đối với các khán giả trung thành nầy.
Blindwatching Source: AAP
Đối với họ, việc chiếu phim cho người khiếm thị là một chuyện diễn ra suốt đời.
Ông Thanh Minh Đế cho biết, đó là một phần quan trọng trong một tuần sinh hoạt của ông.
"Sau khi đến đây để nghe các phim ảnh, tôi gặp gỡ một số bạn bè từ nhiều nơi khác nữa, mỗi ngày thứ bảy tôi gặp rất nhiều người và nếu có thời giờ thì tôi sẽ đến, dù mưa hay tuyết tôi cũng đến đây", Thanh Minh Đế.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại