Truyền thông Trung Quốc cảnh cáo về hậu quả cho Úc nếu chiến dịch chống Trung Quốc tiếp tục

Flags of Australia and China

Flags of Australia and China Source: AAP

Tòa Đại sứ Trung quốc tại Canberra đã chỉ trích mạnh mẽ giới truyền thông Úc và cáo buộc về điều họ mô tả là tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ.


Thông cáo với lời lẽ giận dữ nhắm vào việc tường thuật về ảnh hưởng của Trung quốc trong chính trường Úc sau khi có luật lệ nghiêm cấm nhận hiến tặng của ngoại quốc mới được loan báo.

Các phân tích gia người Hoa cho rằng vấn đề làm tổn hại đến niềm tin của cả hai phía.

Phản ứng chính trị diễn ra, khi nước Úc hành động để chống lại ảnh hưởng của ngoại quốc, với luật lệ mới ngăn cấm việc nhận các hiến tặng có tính cách chính trị từ một cá nhân hay từ chính phủ Trung quốc.

Tòa Đại sứ Trung quốc tại Canberra đã ra thông cáo với lời lẽ cứng rắn khẵng định rằng, Trung quốc không có ý định xen lấn vào vấn đề nội bộ  của Úc, hay tạo ảnh hưởng qua việc hiến tặng mang tính chất chính trị.

Thông cáo cũng cáo buộc giới truyền thông Úc đã loan tải điều mà thông cáo gọi là, tinh thần khuyến khích bài Trung quốc và định kiến kỳ thị, làm lu mờ hình ảnh của nước Úc như là một xã hội đa văn hóa.

Đó là quan điểm được một phân tích gia cao cấp tại Đại học Nhân dân ở Bắc kinh, ông Lục Chỉ Tần và các quan sát viên chính trị khác ở thủ đô Trung quốc chia sẻ.

Ông Lục nói rằng, nước Úc áp dụng nguyên tắc hai căn bản, trong việc chỉ trích việc hiến tặng chính trị của Trung quốc.
 
“Điều nầy thật vô nghĩa, bởi vì bất cứ khoản hiến tặng nào cũng có mục đích riêng của nó, vì không ai tặng tiền mà không có lợi lộc chi cả. Điều nằy rất rõ ràng đối với mọi chính trị gia, ngay cả tại Mỹ và ở Úc cũng chẳng khác”.

Bộ Ngoại giao Trung quốc cũng phản ứng mạnh mẽ.

Phát ngôn nhân là ông Cảnh Sảnh, bác bỏ dự luật của chính phủ Turnbull, cũng như chỉ trích điều mà bộ Ngoại giao Trung quốc cho rằng “đó là các tin tức gây quan ngại về ảnh hưởng của Trung quốc tại Úc”.

“Trung quốc chẳng có ý định nào để can thiệp vào nội tình của Úc và cũng không có tính toán trong việc dùng việc hiến tặng để ảnh hưởng đến công việc nội bộ  của nước Úc”.

Tuy nhiên phản ứng chính thức của Trung quốc đã được tự chế, so sánh với những gì được đăng tải trên truyền thông Trung quốc.

Một bài xã luận của Hoàn Cầu thời báo so sánh các biện pháp mới của Úc, với chủ nghĩa McCarthy tại Mỹ hồi thập niên 1950.
“Ông ta hoàn toàn chẳng trả lời chuyện gì cả, vì vậy những điều trái ngược với ông ta phải là đúng. Hồi tuần qua tôi đã yêu cầu nghị sĩ Dastyari trả lời các cáo buộc đối với ông ta, thế nhưng rõ ràng là ông ta chẳng trả lời hay giải thích, hoặc ngay cả bác bỏ cáo buộc chống lại ông ta”, George Brandis.
Được biết đối với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy , chính phủ Mỹ thời đó đã tung ra hàng loạt các cáo buộc vô căn cứ, về việc phá họai hay phản quốc chống lại khá nhiều người Mỹ thời bấy giờ.

Bài bình luận trên Hòa Cầu thời báo cảnh cáo về một sự giảm sụt trong mậu dịch và số sinh viên du học, nếu chiến dịch mà báo nầy cho là chống Trung quốc vẫn tiếp tục.

Tờ báo còn đi xa hơn, khi đề nghị nên có biện pháp cấm vận với nước Úc.

Giáo sư Diane Hồ tại Trung tâm Nghiên cứu Úc châu, thuộc Đại học Nghiên cứu Ngoại giao Bắc kinh nói rằng, mọi người rất xúc động về vấn đề nầy.

“Câu chuyện bên lề của vấn đề nầy đã được chú ý đến nhiều tại Trung quốc rằng, nước nầy đã bị loại riêng ra và luật lệ nầy là nhắm vào Trung quốc. Đó là lý do vì sao mọi người cảm thấy bị tổn thương và rất xúc động”.

Giáo sư Hồ nói rằng, sự thương tổn nầy lại càng sâu xa hơn trong năm rồi, bắt đầu với việc ngăn cản việc bán lưới điện Ausgrid, cho một công ty quốc doanh Trung quốc hồi năm 2016.

Bà vạch ra rằng gần đây nhất, là các tin tức về đảng Cộng sản Trung quốc, kiểm soát các sinh viên của nước nầy ở hải ngoại.

“Chuyện nầy dẫn đến việc khác và nước Úc chỉ cho thấy, một tình cảm mạnh mẽ về sự hung hãn ngày càng phát triển và đó là từ nước Úc”.

Chỉ vài ngày trước, các buổi lễ ăn mừng dự trù được tổ chức tại Bắc kinh, để đánh dấu 45 năm quan hệ song phương giữa Úc và Trung quốc.

Tại Úc, chuyện của Thượng nghị sĩ Lao động Sam Dastyari nhận tiền từ một thương gia Trung quốc, đã dấy lên phản ứng từ phía chính phủ Liên đảng, nay có tin chính phủ đề nghị đưa Thượng nghị sĩ Datyari ra trước một Ủy ban Đặc biệt Quốc hội, khi Thượng viện trở lại nhóm họp vào tháng 2 năm tới.

Ủy ban sẽ điều tra về việc ,liệu ông nầy có xử dụng thời gian tại Quốc hội, để hành động như một viên chức của chính phủ Trung quốc, để đổi lại việc nhận các tiền hiến tặng.

Hồi tuần qua, Thượng nghị sĩ nầy đã bị bãi chức phó trưởng ban kỷ luật đảng Lao động tại Thượng viện và trở lại hàng ghế sau, sau khi có thêm nhiều tin tức tiết lộ ông nầy có nhiều can dự với một thương gia Trung quốc.

Thượng nghị sĩ George Brandis cho đài Sky News biết rằng, việc chuyển nội vụ đến một Ủy ban Đặc biệt là cần thiết, vì ông Dastyari không hề giải thích về việc làm của ông một cách đầy đủ.

“Ông ta hoàn toàn chẳng trả lời chuyện gì cả, vì vậy những điều trái ngược với ông ta phải là đúng. Hồi tuần qua tôi đã yêu cầu nghị sĩ Dastyari trả lời các cáo buộc đối với ông ta, thế nhưng rõ ràng là ông ta chẳng trả lời hay giải thích, hoặc ngay cả bác bỏ cáo buộc chống lại ông ta”, George Brandis.

Chủ tịch Thượng viện là Thượng nghị sĩ Scott Ryan cho biết, đã nhận được thư từ ông Brandis liên quan đến việc chi trả của công ty thuộc nhóm Yuhu và viện Top Education, để trả nợ thay cho ông Dastyari.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share