Highlights
- Nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều người Úc đã tử vong do các nắng nóng khắc nghiệt hơn bất cứ thiên tai nào khác.
- BOM dự báo mùa hè nóng ẩm kéo dài năm nay có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Số liệu từ khoa cấp cứu Victoria cho thấy một nửa bệnh nhân nhập viện do cháy nắng trong năm 2018-19 là trẻ em.
Do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Niña nhiều mưa vì vậy nhìn chung mùa hè năm nay không quá nóng như năm 2019, là năm nóng nhất và khô hạn nhất của Úc được ghi nhận.
Theo Tiến sĩ Andrew Watkins thuộc Cơ Quan Khí Tượng Úc thì dù thời tiết có mát mẻ hơn so với năm ngoái nhưng Úc cũng vẫn sẽ phải hứng chịu những đợt nắng nóng nữa trong mùa hè này.
Nắng nóng có thể không quá sức khắc nghiệt và khô khan như những năm trước hay năm vừa qua, tuy nhiên những đợt nóng có thể kéo dài hơn song song với việc mưa nhiều hơn và nhiều ngày ẩm ướt hơn, điều đó thực sự có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Sóng nhiệt và ung thư da
Nick Banks, phụ trách Dịch Vụ Khẩn Cấp của Hội Chữ Thập Đỏ Nam Úc, nói rằng người dân cần phải thật sự không nên coi lơi là với thời tiết nắng nóng trong mùa hè này bởi những nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những đợt nóng chết người sẽ không bỏ qua cho những ai coi thường chúng.
Hầu hết mọi người không biết rằng tại Úc có nhiều người bị tử vong vì các đợt nắng nóng hơn là do các thảm họa khác như lũ lụt, cháy rừng hoặc lốc xoáy.
"Và trong khi tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi cái nóng, thì có một số người có thể bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Đó là những người lớn tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, những người khuyết tật hoặc có những vấn đề sức khỏe từ trước và những người đang trong thời gian điều trị thuốc thang.”
Banks khuyên mọi người nên để mắt đến những người thân ở trong diện có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nóng nào trong mùa hè này.
"Vì vậy, có thể đơn giản tìm cách làm mát nhà của mình bằng cách che lại các cửa số, đóng cửa giữ nhiệt ở trong nhà không bị nóng như bên ngoài, đưa số điện thoại cho người nhà gọi khi cần giúp đỡ nhất là nếu họ phải ở nhà một mình. Và điều quan trọng là uống nước đầy đủ trong những ngày nóng.”
Và nên nhớ uống nước chứ không phải là nước ngọt hay các loại thức uống có ga hay có đường khác để giữ mát cho cơ thể.
"Uống nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Uống nước chứ không phải là uống bia, trà, cà phê hay các loại nước ngọt nước có ga. Chỉ có nước mới bảo đảm cơ thể bạn không bị mất nước và giữ cơ thể mát trong những ngày nắng nóng.”
Những dấu hiệu khi bị sốc nhiệt
Giám đốc Dịch Vụ Nguy Kịch thuộc Bệnh Viện Nhi Đồng Hoàng Gia Melbourne (Melbourne ’s Royal Children’s Hospita) Bác sĩ Warwick Teague nói rằng không nên coi thường những cơn sốc nhiệt vì nó có thể khiến cho các cơ quan nội tạng của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến cấp cứu.
"Tim đập nhanh nên nhịp đập tăng nhanh khiến cho hơi thở trở nên gấp gáp và cạn. Điều này dẫn đến thiếu oxy não, thiếu máu não mà dấu hiệu nhìn thấy là nói năng khó khăn hơn hoặc nói ngọng.
"Họ có thể gặp vấn đề trong việc phối hợp các chuyển động của mình hoặc có những cử chỉ hay hành vi khác thường, thậm chí đôi khi là hung hăng.
Họ có thể trở nên chậm hiểu hay khó tiếp thu một vấn đề đơn giản, dễ bị nhầm lẫn và bối rối, họ có thể có dấu hiệu run rẩy do co giật và cuối cùng là bất tỉnh.
Dr Teague nói nếu bạn nhận thấy bất kỳ ai có những dấu hiệu trên trong thời gian nắng nóng thì có một số việc bạn cần làm ngay trong khi chờ xe cấp cứu đến.
"Đem họ vào trong mát hay bóng râm, và trong phần lớn các trường hợp thì nên cho họ uống ngụm nước nhỏ và không nên cho uống nước quá lạnh. Cởi bớt đồ ngoài cho họ hoặc nếu không thì làm ướt đồ để giúp cơ thể họ hạ nhiệt và mát lại.”
Ngay cả khi nhiệt độ cảm thấy vô hại, Giám đốc điều hành Hội đồng Ung thư Queensland (Cancer Council Queensland) Chris McMillan cho biết mọi người vẫn nên làm theo các biện pháp của SunSmart để ngăn ngừa bị cháy nắng.
"Tia UV của ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ung thư da. Tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều cũng gây ra cháy nắng, sạm da, da lão hóa sớm và tổn thương mắt. Bạn có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời, có thể cảm nhận được sức nóng của mặt trời, nhưng bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy bức xạ của UV - tia cực tím.
"UV có thể trực tiếp từ mặt trời mà cũng có thể là sự phản xạ từ các bề mặt khác nhau và phân tán bởi các hạt trong không khí. Các giác quan của bạn không thể phát hiện ra bức xạ UV, vì vậy bạn sẽ không nhận thấy nó ở xung quanh mình và bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ tổn thương da nào cho đến khi da tổn thương.”
Úc là thủ phủ ung thư da của thế giới, với hơn 11.500 người Úc bị ung thư da mỗi năm.
Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc suốt đời với mức bức xạ cực tím cao gây ra ung thư da ở ít nhất 2/3 người Úc trước khi họ bước sang tuổi 70, bất kể loại da gì.
McMillan nói rằng mọi người cần tuân theo 5 bước của SunSmart mà người Úc cần học để thực hành cả đời. Các bước đó bao gồm slip, slop, slap, seek, and slide tức là xỏ, bôi, đội, đeo và tránh.
"Xỏ áo tay dài để che đi làn da của bạn. Bôi kem chống nắng trước 20 phút khắp các vùng da hở ra chứ không chỉ trên mặt. Đội nón và đeo kính râm khi ra ngoài vì đừng quên rằng ánh nắng mặt trời cũng gây hại cho mắt. Và hãy tránh trong bóng râm bất cứ khi nào có thể.”
Trẻ em và phỏng nắng
Mother and child on a beach Source: Getty Images/ArtMarie
Bác sĩ Teague chia sẻ kinh nghiệm của mình khi điều trị bệnh nhân bị bỏng nắng hay cháy.
"Trẻ nhỏ do cơ thể nhỏ hơn so với người lớn nên dễ bị tăng nhiệt nhanh hơn. Mặc khác trẻ thường có khuynh hướng ra ngoài chơi nhiều hơn và không nhận thấy nguy cơ nắng nóng.
Da của trẻ mỏng hơn nên dễ bị cháy nắng và cháy sâu hơn so với người lớn
"Trong khi đó trẻ lại ít có khả năng điều chỉnh các hoạt động của bản thân hoặc tiếp nước cho cơ thể nếu như không có người lớn chăm sóc xung quanh thúc ép hay nhắc nhở.
"Vì lý do này, chúng tôi thấy trong suốt mùa hè, có một số lượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi cháy nắng đến mức phải đến bệnh viện chữa.”
Bác sĩ Teague cho biết ngoài việc bôi kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng, mọi người cũng nên bôi lại thường xuyên để được bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím mạnh.
"Chúng ta có thể bị cháy nắng chỉ trong vòng 15 phút. Điều này cho thấy chúng ta cần chuẩn bị kỹ và đề phòng cháy nắng. Chúng ta cần bôi kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu chúng ta hoạt động nhiều hoặc phải xuống nước.”
Muốn có thêm chi tiết xin vào trang web của SunSmart thuộc Hội đồng Ung thư Cancer Council website.
Quý vị cũng có thể tải ứng dụng UV index apps từ trang web BOM hoặc SunSmart websites.
Gọi 000 nếu thấy có ai ở trong tình trạng nguy kịch vì nắng nóng.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại