Các nhà lãnh đạo Phi Châu lên tiếng về tình trạng phân phối vắc xin bất bình đẳng

President of Tanzania Samia Suluhu Hassan speaks at the 76th session of the UN General Assembly

President of Tanzania Samia Suluhu Hassan speaks at the 76th session of the UN General Assembly Source: Getty Images

Việc phân phối vắc xin bất bình đẳng vẫn là quan tâm chính yếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, khi các nước Phi Châu tụt hậu rất xa về mức độ chủng ngừa. Trong khi đó một quốc gia tại Âu Châu đã đạt được mức tiêm chủng đầy đủ là 85 phần trăm.


Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thì tình trạng phân phối vắc xin COVID-19 không đồng đều tiếp tục nhận được những quan tâm sâu sắc.

Tổng Thống Nam Phi Cyril Ramaphosa lên tiếng trước về tình trạng bất quân bình vắc xin, sau đó các nhà lãnh đạo Phi Châu khác cũng phát biểu.

Tổng Thống Zimbabwe là ông Emmerson Mnangagwa cho biết.

“Việc tích trữ và phân phối không công bằng dẫn đến các mô hình tiêm chủng không đồng đều trên toàn cầu, là không thể chấp nhận được".

"Chủ nghĩa dân tộc bằng vắc xin là sự tự đánh bại và trái với câu thần chú rằng “không ai được an toàn cho đến khi mọi người được an toàn”, Emmerson Mnangagwa.

Còn Tổng Thống Angola là ông Joao Lourenco cũng lên tiếng.

“Quả hết sức sốc khi thấy sự chênh lệch giữa một số quốc gia và những nước khác về tình trạng của vắc-xin".

"Sự chênh lệch này cho phép tiêm liều thứ ba trong một số trường hợp, trong khi trong các nơi khác như ở Châu Phi, đại đa số dân chúng thậm chí chưa được tiêm liều đầu tiên”, Joao Lourenco.

Kế tiếp Tổng thống Tanzania là bà Samia Suluhu Hassan phát biểu.

“Mức độ bất bình đẳng về vắc xin mà chúng ta thấy là đáng kinh ngạc".

"Thật sự đáng mừng khi hầu hết các quốc gia của chúng tôi đã tiêm chủng cho ít hơn 2 phần trăm dân số và do đó tìm kiếm nhiều vắc xin hơn, cho người dân của chúng tôi".

"Các quốc gia khác sắp tung ra liều thứ ba, gọi nó là vắc xin tăng cường".

'Chúng ta có xu hướng quên rằng, không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”, Samia Suluhu Hassan.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đề ra mục tiêu chủng ngừa 40 phần trăm dân chúng tại mỗi quốc gia cho đến cuối năm nay và 70 phần trăm vào giữa năm tới.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cảm ơn Hoa Kỳ đã cam kết hiến tặng thêm 500 triệu liều vắc xin chống COVID-19 cho các nước nghèo, thế nhưng ông kêu gọi nên có nhiều hơn nữa.

“Đại dịch là một minh chứng hùng hồn cho thấy, chúng ta chỉ có thể đối mặt với các vấn đề đa phương bằng các giải pháp đa phương, điều đó bao gồm cả cuộc khủng hoảng vắc xin toàn cầu".

'Chúng tôi kêu gọi các quốc gia và công ty kiểm soát việc cung cấp vắc xin toàn cầu, hoán đổi việc cung cấp vắc xin trong thời gian ngắn của họ, với COVAX và Abbott".

'Họ cần thực hiện các cam kết chia sẻ liều ngay lập tức và tạo điều kiện chia sẻ công nghệ, bí quyết và việc sở hữu trí tuệ”, Tedros Ghebreyesus.
"Chúng ta đừng quên đại dịch vẫn chưa kết thúc, nó có thể được coi là nằm trong tầm kiểm soát sau khi chúng ta có 85 phần trăm dân số được tiêm chủng, thế nhưng nguy cơ vẫn còn đó”, Antonio Costa.
Trong khi việc tiêm chủng đầy đủ cho các nước Phi Châu dường như ở ngoài tầm tay hiện nay, Bồ Đào Nha lại đạt được cột mốc khi chủng ngừa được 85 phần trăm dân số.

Thủ Tướng Bồ Đào Nha, Antonio Costa cho biết.

"Bây giờ chúng ta sẽ bước vào một thời đại, bằng cách loại bỏ hầu hết các yêu cầu pháp lý áp đặt, chúng ta bước vào một thời kỳ mà về căn bản là trách nhiệm cá nhân của mỗi người".

"Chúng ta đừng quên đại dịch vẫn chưa kết thúc, nó có thể được coi là nằm trong tầm kiểm soát sau khi chúng ta có 85 phần trăm dân số được tiêm chủng, thế nhưng nguy cơ vẫn còn đó”, Antonio Costa.

Bồ Đào Nha sẽ hủy bỏ các hạn chế còn lại về COVID-19, sau khi trở thành quốc gia đi đầu thế giới trong việc chủng ngừa.

Việc nầy cho phép các nhà hàng mở rộng cửa và các sự kiện văn hóa được tổ chức không giới hạn bắt đầu từ ngày 11 tháng 10.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share