Các dữ kiện mới nhấn mạnh nhu cầu cải thiện dịch vụ cho Thổ Dân Úc

Louis, working with BushMob, an organisation that takes in young people at risk

Louis, working with BushMob, an organisation that takes in young people at risk Source: AAP

Một phúc trình mới của tổ chức Mission Australia tiết lộ các thách thức về mặt xã hội, mà giới trẻ Thổ Dân và dân bán đảo Torres hiện đối diện. Phúc trình cho biết họ gặp các khó khăn gấp 3 lần những người không phải là Thổ Dân, khi sống không có địa chỉ, ở nơi được bảo vệ hoặc trong một nơi tạm trú.


Khi Brandii Williams lâm vào tình trạng nghiện ngập ma túy, thì việc tìm một nơi an toàn để ngủ qua đêm không phải là chuyện quá quan trọng trong danh sách các ưu tiên của cô.

Cô nầy nghiện ma túy trong suốt 5 năm, từ lúc là một thiếu nữ cho đến tuổi gần trưởng thành.

Cô cho SBS News biết là thường phải ngủ ở nhà bạn bè hay đôi khi ngủ ở vĩa hè.

“Khi lâm vào cảnh nghiện ngập, bạn không xem trọng một công việc nào cả hay có một ngôi nhà che mưa che nắng, cũng như nhiều thứ khác. Vì vậy bạn sẽ bị vô gia cư hầu như trong mọi lúc”, Brandii Williams.

Một phúc trình mới của Mission Australia tiết lộ về những trở ngại mà những người trẻ Thổ Dân và dân bán đảo Torres phải đối diện.

Phúc trình tìm thấy, hoàn cảnh khổ cực của họ gấp 3 lần so với những người không phải là Thổ Dân, khi chẳng có địa chỉ cố định mà phải sống trong những nơi được bảo vệ hay nhiều chỗ ở tạm thời khác.

“Có những lúc tôi phải ngủ trên ghế sa lông của bạn bè, chỉ vì quá nghiện ngập nên cũng chẳng ngủ được gì cả, thức trắng đêm và cả ban ngày nữa".

"Tôi ra khỏi nhà vào lúc mới được 14 tuổi, rồi vào trại cai nghiện khi được 19".

"Vì vậy trong những năm đó từ 14 đến 19 tuổi, có lúc tôi có nơi để trú thân, rồi cũng có khi sống tại bất cứ nơi nào có thể sống được".

"Ý kiến cho rằng tôi có thể trở về nhà, thế nhưng tôi nghiện ngập thì đó là một chọn lựa không thể nào thực hiện được”, Brandii Williams .

Phúc trình cũng tìm thấy, có gần 30 phần trăm những người được hỏi gốc Thổ Dân và dân bán đảo Torres cho biết, đã bị bắt nạt trong năm rồi, so với 20 phần trăm của những người không phải là Thổ Dân.

Những người trẻ Thổ Dân và dân bán đảo Torres cũng quan ngại về nạn bạo hành trong gia đình, kỳ thị và ma túy.

Trưởng lão thuộc bộ tộc Kungarakan và là Viện trường Danh Dự Đại học Canberra, ông Tom Calma nói rằng, các chính phủ cần hành động trong các vấn đề được xác định trong bản phúc trình, trong khi cũng thực hành những điều tích cực nếu xác nhận được.

“Không có một giải pháp đơn lẻ, mà chúng ta phải nhìn đến một loạt các giải pháp và cách giải quyết những gì được gọi là những quyết định về mặt xã hội và văn hóa".

"Ngoài ra còn những chuyện khác cũng liên quan đến việc, vì sao người ta bị ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần".

"Chính phủ đã đặt ra một số ‘trung tâm an dưỡng tâm thần’ trên khắp nước Úc, thế nhưng không phải ai cũng có thể vào được, đặc biệt tại những cộng đồng xa xôi của nước Úc”, Tom Calma.
"Tôi cảm thấy là một phụ nữ Thổ Dân tự tin với tiếng nói của mình và thực sự giúp tôi bắt đầu trở lại với bản sắc của mình”, Brandii Williams.
Còn giám đốc tổ chức Mission Australia là ông James Toomey cho biết, phúc trình xác định các nhu cầu đặc biệt dành cho thanh niên Thổ Dân và dân bán đảo Torres, để có những chọn lựa tốt hơn về nhà ở.

“Những gì được xem là thiếu khả năng về việc phát triển văn hóa và năng lực, trong các ngành như trường học và đại học cũng như các dịch vụ cộng đồng khác".

"Nếu chúng ta muốn cải thiện hay phát triển năng lực, hoặc ít ra như người Thổ Dân và dân bán đảo Torres từng bị bắt nạt hay kỳ thị, thì việc đó nâng cao kinh nghiệm tổng quát cho những người trẻ ngày càng lớn lên”, James Toomey.

Kể từ khi được cai nghiện, cô Williams làm việc cho nhà hàng Charcoal Lane ở Melbourne, một cơ sở xã hội do những người trẻ Thổ Dân của Mission Australia điều hành.

Cô cho biết, cảm thấy gắn kết với văn hóa Thổ Dân là điều quan trọng trong việc giúp vượt qua vụ nghiện ngập của cô.

“Tôi nghĩ quả là tuyệt vời khi được làm việc với các tổ chức của người Thổ Dân, do nó tạo ra sự nối kết cùng với một môi trường an toàn trong lãnh vực văn hóa”, Brandii Williams .

Cô nầy nay đã từ bỏ ma túy được 2 năm.

“Vào lúc nầy trong cuộc đời, tôi đã tỉnh táo ra được 2 năm, làm việc với tổ chức Charcoal Lane là một phần rất lớn trên hành trình của tôi và tôi cũng thích làm việc ở đó".

"Nay tôi đang học về khóa cố vấn về rượu và ma túy, kiếm được một công việc bán thời trong 8 tháng, cũng như hiện sống cùng một số bạn bè, với mọi chuyện đều tốt đẹp".

"Tôi cảm thấy là một phụ nữ Thổ Dân tự tin với tiếng nói của mình và thực sự giúp tôi bắt đầu trở lại với bản sắc của mình”, Brandii Williams.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share