Boeing cố gắng vãn hồi niềm tin sau vụ phi cơ 737 Max bị trục trặc

Mike Sinnett, Boeing Vice President of Product Strategy

Mike Sinnett, Boeing Vice President of Product Strategy. Source: Getty Images

Công ty chế tạo phi cơ lớn nhất thế giới cho biết sẽ vãn hổi niềm tin của công chúng sau hai vụ phi cơ lâm nạn trong 6 tháng qua.


Boeing cho biết sẽ thực hiện những thay đổi cho loại phi cơ 737 Max 8 để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thế nhưng nhiều người đặt nghi vấn là tại sao việc nầy không được công ty xem là ưu tiên hàng đầu trong việc cải tổ của loại phi cơ nầy.

Boeing là một nhãn hiệu nổi tiếng về việc kiểm soát các thiệt hại, Phó chủ tịch công ty là ông Mike Sinnett cho biết ông thấu hiểu những thử thách trước mặt.

“Chúng tôi hiện làm việc với khách hàng và các nhà điều chỉnh khắp nơi trên thế giới, để vãn hồi hiềm tin về kỹ nghệ sản xuất phi cơ của chúng tôi và cũng tái xác nhận các cam kết an toàn và tìm được sự tin cậy của cộng đồng đáp các chuyến bay trên thế giới?, Mike Sinnett.

Ông cho biết Boeing sẽ thiết lập các báo động mới trong phòng lái và những cảnh báo về an toàn trên mọi chiếc phi cơ loại Boeing 737 Max 8.

“Mọi tâm tư tình cảm cuả chúng tôi gởi về mọi người thân yêu, bạn hữu và gia đình của những người bị lâm nạn".

"Chúng tôi thương tiếc cho những mất mát nầy sẽ làm mọi việc để bảo đảm các tai nạn như thế nầy sẽ không tái diễn”, Mike Sinnett.

Thế nhưng đã có những tai tiếng tệ hại hơn nữa cho thương hiệu nầy.

Nhiều giờ trước khi đưa ra lời thông báo, một chiếc 737 Max khác lại gặp trục trặc kỹ thuật nữa.

Lần nầy, phi hành đoàn một chiếc phi cơ thuộc hãng hàng không Southwest không chở khách đã đáp khẩn cấp tại Florida, sau khi động cơ bên phải bị rơi ra.
"Tôi muốn biết nó sẽ đi xa hơn nữa, như một phi công mô tả, là một giờ trên iPad trong việc huấn luyện nầy”, Rick Larsen.
Không ai bị thương và không có hành khách nào trên máy bay.

Nhà cầm quyền hiện điều tra, thế nhưng tình trạng khẩn cấp nầy không liên quan đến phần mền chống rung lắc bị nghi ngờ là nguyên nhân đằng sau hai vụ tai nạn, khiến 157 người chết trên chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Ethiopia hồi tháng 3 và 346 người hồi cuối tháng 10, trên chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Lion của Indonesia.

Loại máy bay nầy đã bị nằm ụ trên khắp thế giới và người ta vẫn không rõ bao giờ mới được cất cánh trở lại.

Hãng Virgin Australia có đặt mua 30 chiếc thuộc loại nầy.

Các kế hoạch của hãng Boeing nhằm đạt được các tiêu chuẩn an toàn căn bản, hơn là việc chỉ gắn thêm vào trong mỗi chiếc máy bay, được xem là đến quá trễ đối với nhiều người.

Các chính trị gia tại Mỹ hiện đặt câu hỏi tại sao đó không phải là ưu tiên hàng đầu và nhiều người vẫn chưa hài lòng.

“Tôi muốn biết việc huấn luyện về phần mềm mới, về việc sửa chữa và làm thế nào việc nầy ảnh hưởng đến toàn bộ chiếc máy bay, là chuyện sẽ được xem xét".

"Tôi muốn biết nó sẽ đi xa hơn nữa, như một phi công mô tả, là một giờ trên iPad trong việc huấn luyện nầy”, Rick Larsen.

Quả là một hành trình khó khăn trước mặt cho hãng Boeing, để văn hóa niềm tin của công chúng.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share