Việc nầy diễn ra khi gia đình và bạn hữu của các khách hàng đáp chuyện bay định mệnh nói trên đánh dấu năm thứ 5 ngày chiếc phi cơ mất tích một cách kỳ bí.
Đã 5 năm trời kể từ khi chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH-170 mất tích, mà chẳng tìm ra dấu vết.
Gia đình các nạn nhân, trong đó có bà Grace Nathan có mẹ là một hành khách trên chuyến bay định mệnh, vẫn mong chờ câu trả lời trong khi họ vẫn thương tiếc suốt 5 năm qua.
“Tôi chẳng biết làm gì mà chỉ tự hỏi, mẹ tôi ở đâu? Tại sao tôi phải đi mãi đến tận Phi châu rồi tìm kiếm trên các bãi biển, để tìm ra những mảnh vỡ nhỏ của chiếc máy bay?
"Tại sao chúng ta không tìm ra chiếc phi cơ? Và mọi chuyện mang đến nhiều cảm xúc và cũng rất nhiều câu hỏi”, Grace Nathan.
Chiếc phi cơ mất tích vào ngày 8 tháng 3 năm 2014, với 239 hành khách trên chuyến bay trong đó có 6 người Úc, trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc kinh.
Đây là trường hợp được mọi người xem là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không và sự kiện thiếu câu trả lời, cũng như các giải pháp không làm thỏa mãn một ai, quả là những chuyện khó khăn thêm, cho các thân nhân của những hành khách bạc mệnh.
Các chính phủ và những công ty tư nhân đã không thành công, trong việc tìm kiếm vùng phía nam của Ấn độ dương, nơi mọi người nghĩ là nó đã biến mất trong vùng đó.
Một cuộc tìm kiếm suốt 2 năm, trị giá 200 triệu đô la, do ba nước Malaysia, Úc và Trung quốc đã kết thúc, mà chẳng có chút thành công nào, vào năm 2017.
Thế nhưng Bộ trưởng giao thông vận tải Malaysia là ông Anthony Loke, đã mang lại các hy vọng mới cho các gia đình, khi đề nghị rằng chính phủ Malysia hiện để ngỏ, trong việc tái tục việc tìm kiếm chiếc máy bay mang số hiệu MH-370.
“Nếu có bất cứ đầu mối nào có thể tin cậy hay những đề nghị đặc biệt nào, đặc biệt là từ tổ chức Ocean Infinity, chúng tôi rất sẵn lòng để xem xét chuyện đó và sẵn sàng thảo luận với họ về đề nghị mới đó".
"Dĩ nhiên, đường lối ‘không hết bệnh không lấy tiền’, tức là không nhận thù lao nếu không có kết quả, thì chúng tôi đang chuẩn bị xem xét chuyện nầy”, Anthony Loke.
Trong khi đó, một công ty thám hiểm đại dương có tên là Ocean Infinity đã thực hiện một cuộc tìm kiếm chiếc máy bay với tiêu đề ‘không tìm ra, không lấy tiền’, vào tháng giêng năm 2018.
Thế nhưng công ty nói trên đã chấm dứt mọi hoạt động vào tháng 5 trong cùng năm, mà không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chiếc máy bay có thể lâm nạn nơi nào.
Giám đốc công ty là ông Oliver Plunkett cho biết, công ty hy vọng sẽ tái tục việc tìm kiếm với các kỹ thuật mới đã thu thập được hồi năm rồi.
Còn ông Loke để ngỏ trong việc xem xét các đề nghị mới.
“Nếu có bất cứ đầu mối nào có thể tin cậy hay những đề nghị đặc biệt nào, đặc biệt là từ tổ chức Ocean Infinity, chúng tôi rất sẵn lòng để xem xét chuyện đó và sẵn sàng thảo luận với họ về đề nghị mới đó".
"Dĩ nhiên, đường lối ‘không hết bệnh không lấy tiền’, tức là không nhận thù lao nếu không có kết quả, thì chúng tôi đang chuẩn bị xem xét chuyện nầy”, Anthony Loke.
Được biết có hơn 30 mảnh vụn được tin là thuộc một phần của chiếc máy bay, đã trôi giạt dọc bờ biển Ấn độ dương, thế nhưng chỉ có 3 mảnh là được xác nhận của chiếc phi cơ MH-370 mà thôi.
"Quí vị muốn bay, muốn đáp máy bay an toàn, vì vậy để tìm kiếm chiếc phi cơ định mạng đó, chúng ta phải biết những gì đã xảy ra, cũng như chắc chắn rằng chuyện nầy sẽ không tái diễn”, Jaquita Gomes.
Hai trong số 3 mảnh vỡ đã được trưng bày trong dịp kỷ niệm chính thức 5 năm và đây là lần đầu tiên những mảnh vỡ như vậy được công chúng xem tận mắt.
Một mảnh là một phần của chiếc cánh, được tìm thấy ở Tanzania và đo được hơn 4 mét.
Theo bà Grace Nathan, gia đình những người mất tích trên chuyến bay hy vọng việc trưng bày các mảnh vỡ sẽ giúp công chúng hiểu biết sự mất mát và thúc giục những nỗ lực thêm nữa trong việc tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay.
“Tôi nhớ có khoảng 5 hay 6 người chúng tôi vào lúc đó và đây là mảnh vỡ lớn nhất mà tôi được thấy và có vẻ trông giống thật, còn những thứ khác thì dường như là giấy cạt-tông mà thôi".
"Tôi còn nhớ mọi người vào đêm đó, từ lúc chúng tôi chứng kiến mảnh vỡ nói trên, ai cũng khóc cả”, Grace Nathan.
Trong khi đó, người vợ của viên kỹ sư trên chuyến bay cũng tham dự lễ kỷ niệm, bà Jaquita Gomes hoan nghênh bất cứ hành động nào, để tái tục cuộc tìm kiếm.
“Mong ước của chúng tôi là chính phủ sẽ nói ‘được, chúng ta sẽ tìm kiếm trở lại’, đó là những gì chúng tôi muốn xảy ra, bởi vì không làm như vậy thì chúng ta sẽ không tìm được chiếc máy bay".
"Quí vị không thể chỉ ngồi một chỗ và chờ đợi cho sung rụng vào ngay lòng mình”, Jaquita Gomes.
Còn ông K.S.Narandran cũng có gia đình trên chuyến bay MH-370.
Ông hy vọng chính phủ sẽ giữ lời hứa.
“Chính phủ phải cho thấy những cam kết của mình, bằng các tích cực tìm kiếm mọi bằng chứng xác thực, mà cả thế giới đều mong muốn".
"Vì vậy chính phủ phải có nỗ lực và phải rõ ràng trong việc cho mọi người thấy có những nỗ lực, để tìm ra bằng chứng tin cậy được”, K.S.Narandran.
Còn bà Jaquita Gomes cho biết, bà sẽ tiếp tục gây áp lực để có câu trả lời
“Đó là câu hỏi nổi bật nhất lả ‘liệu quí vị có tiến tới hay không’.
"Và tôi xin hỏi mà chưa có câu trả lời là ‘Làm thế nào để quí vị tiến bước?’.
"Quí vị muốn bay, muốn đáp máy bay an toàn, vì vậy để tìm kiếm chiếc phi cơ định mạng đó, chúng ta phải biết những gì đã xảy ra, cũng như chắc chắn rằng chuyện nầy sẽ không tái diễn”, Jaquita Gomes.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại