Hàng ngàn người đổ về Quãng trường Trocadero tại Paris, đằng trước tháp Eiffel, theo lời kêu gọi của các tổ chức Do Thái vốn chống lại chuyện bài Do Thái, cùng các nhóm khác cho biết, công lý đã không được thực thi.
Cũng có những vụ tụ tập tại các thành phố khác tại Pháp, lên án phán quyết của tòa án tối cao của Pháp khi cho rằng, tên sát nhân một phụ nữ Do Thái là bà Sarah Halimi, sẽ không chịu trách nhiệm hình sự và vì vậy không thể đưa ra trước toà để xét xử.
Được biết bà Sarah Halimi 65 tuổi là một người Do Thái, chết hồi năm 2017 sau khi bị một người láng giềng là Kobili Traoré xô xuống từ cửa sổ một căn hộ ở Paris, trong lúc tay nầy hô lên ‘Thượng Đế vĩ đại’ bằng tiếng Ả Rập.
Người nầy đã nhận có xô đẩy bà Sarah.
Phán quyết của toà Phá Án cho rằng, có đủ bằng chứng cho thấy hành động nầy là do động lực bài Do Thái.
Tuy nhiên tòa nói rằng, một người phạm tội trong ‘tình trạng mê sảng’ không thể bị xét xử, ngay cả nếu tình trạng nói trên là do việc sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Được biết Kobili Traoré thường hút cần sa với liều rất nặng.
Ông Robert Ejnes là giám đốc nhóm cố vấn Pháp-Do Thái có tên là CRIF.
"Tôi nghĩ các thân nhân của bà Sarah Halimi cũng giống như mọi người dân Pháp khác, họ giận dữ và chẳng hiểu chi về bản án nầy".
"Đây là những người tin tưởng vào chính phủ Pháp, vào hệ thống tư pháp của nước nầy, mà nay họ đối diện với một phán quyết hoàn toàn bất công".
"Kẻ sát nhân phải được xem là một tên giết người, còn được xem là một phần tử chống Do Thái, thế nhưng hắn ta không bị xét xử".
"Đơn giản là không thể chấp nhận được và rất khó khăn cho những người nầy, ngay cả trong chuyện than khóc nữa”, Robert Ejnes.
"30 năm trước, hệ thống công lý đã rất rõ ràng, còn ngày nay chỉ có trên giấy mà thôi”, Nathalie Safar.
Còn sinh viên luật là Ilai Laymond cho biết, anh không thể hiểu nỗi phán quyết nói trên.
“Phán quyết nầy ảnh hưởng đến tôi một cách lớn lao vì nó không thể giải thích được".
"Cá nhân tôi là một sinh viên học luật và chúng tôi nghiên cứu một số trường hợp, chúng tôi hiểu khi tòa Phá Án muốn ra một phán quyết mạnh mẽ thì họ làm như vậy".
"Với quyết định nầy và những gì tôi phát biểu, chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi".
"Thật khó khăn cho chúng tôi và thực sự chúng tôi không hiểu được".
"Chúng tôi có cảm tình với gia đình nạn nhân, vì chúng tôi có thể hiểu được những gì họ cảm nhận, đó là sự kiện chẳng có công lý ở đây".
"Phán quyết nầy không thể hiểu được và rất nguy hiểm cho xã hội, vô ích và không thể giải thích được”, Ilai Laymond .
Thế nhưng một cư dân Paris là bà Nathalie Safar quan ngại rằng, phán quyết nầy là một phần của việc chuyển hướng rộng rãi hơn.
“30 năm trước, nhiều người Pháp đi biểu tình thế nhưng hôm nay chỉ có một số người Do Thái xuống đường, khi một người Do Thái bị giết chết".
"30 năm trước, hệ thống công lý đã rất rõ ràng, còn ngày nay chỉ có trên giấy mà thôi”, Nathalie Safar.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại