Kêu gọi tẩy chay phim Ả Rập-Do Thái đoạt giải

Bićh chương quảng cáo phim "Between"

Bićh chương quảng cáo phim "Between" Source: SBS

Có nhiều lời kêu gọi nên tẩy chay cuốn phim hỗn hợp Ả Rập-Do thái, trong đó kể lại cuộc sống của 3 phụ nữ Palestine tại Tel Aviv.


Những người đứng đầu của một thị trấn Ả Rập-Do thái có đông dân nơi quay cuốn phim cho biết, việc mô tả lối sống của các phụ nữ hiện gặp nhiều chỉ trích.

Cuốn phim có tựa đề là "In Between", tạm dịch là "Bị Kẹt Ở Giữa" kể lại cuộc sống của 3 phụ nữ hết sức khác biệt nhau, trong cách sống chẳng có chút nào giống nhau cả.

Layla, một luật sư là một người Hồi giáo với khuynh hướng tự do, rất thích tiệc tùng họp mặt.

Còn cô Nour, một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo, là một sinh viên ngành tin học đã bị người bạn trai đính hôn Hồi giáo cưỡng hiếp.

Salma đến từ một gia đình Thiên chúa giáo, lại là một người đồng tính và công việc là một người chơi dĩa DJ và pha rượu.

Thế giới của họ xung đột nhau khi cùng thuê một căn hộ tại Tel Aviv, vốn là thành phố hết sức tự do của Do thái.

Nữ tài tử Sana Jammalieh vào vai Salma nói rằng, cuốn phim đi đầu với các chủ đề tiêu biểu, mà cộng đồng Ả rập tại Do thái hết sức né tránh, thế nhưng cô tin rằng đó là những vấn đề cần được nêu lên hàng đầu.

"Không ai nói về đẳng cấp của những người nầy và cuốn phim nên nói về họ, những chuyện nầy được xem là cấm kỵ, chẳng hạn như đồng tính luyến ái cũng như các cô gái tham dự tiệc tùng, đi chơi khuya và uống rượu bị xem là điều cấm kỵ, cũng như Saleh là một người đồng tính".

"Tất cả những người nầy đều bị xem là tối kỵ và mọi người tìm cách tránh nói tới. Tuy nhiên, họ nên đề cập chuyện nầy và đưa lên phim ảnh, để mọi người có thể được biết thêm về họ", nữ tài tử Sana Jammalieh vào vai Salma nói.

Cuốn phim được một người Do thái theo Do thái giáo sản xuất và do cô Maysaloun Hamoud, một người Do thái gốc Ả rập làm đạo diễn.

Cô Mamoud nói rằng cuốn phim đối đầu với một số vấn đề, ít khi được thể hiện trên lãnh vực phim ảnh.

"Cuốn phim nói về 3 thiếu nữ Palestine sống tại Tel Aviv, họ gặp nhiều khó khăn trong xã hội, bao gồm các phong tục và truyền thống mà họ chọn không sống theo cách thức xưa cũ".

"Đồng thời họ đối diện với nạn kỳ thị tại Tel Aviv vì là người Palestine, và họ không chỉ thắng được chuyện nầy mà thôi".

"Tôi muốn nêu các vấn đề nầy lên, vốn được xem là chuyện rất quan trọng trong cuốn phim, mà tôi chưa từng đề cập đến trước đây", cô Maysaloun Hamoud đạo diễn nói.

"Làn sóng hiện nay là một đợt sóng của thế hệ trẻ, cũng như nhiều nghệ sĩ đã nói nhiều về chuyện nầy, thế hệ nầy không e ngại khi nói về các đề tài vốn không được phép thảo luận trước đây", cô Maysaloun Hamoud, người Do thái gốc Ả rập làm đạo diễn nói.


Cuốn phim "In Between" đạt giải xuất sắc nhất tại đại hội điện ảnh quốc tế Haifa của Do thái hồi tháng 10 vừa qua.

Cuốn phim cũng được ca ngợi, tại các đại hội phim ảnh tại Toronto và San Sebastian.

Thế nhưng mặc dù đã được quốc tế khen ngợi, vẫn có lời kêu gọi tẩy chay phim nầy.

Cuốn phim lấy bối cảnh là một thị trấn có khuynh hướng bảo thủ là Umm el Fahm, mà các nhà lãnh đạo Ả rập đã không hoan nghênh, cách thức mà cộng đồng của họ được nêu lên trong phim.

Phát ngôn nhân của thị trấn nói trên, là ông Abed El Monem Fuad nói rằng, cuốn phim làm hoen ố hình ảnh của thị trấn.

"Chúng tôi ủng hộ nghệ thuật vốn mang lại một mục tiêu và một thông điệp, loại nghệ thuật chỉ trích các khía cạnh tiêu cực của xã hội, thế nhưng chúng tôi chống lại một cuốn phim bóp méo hình ảnh của thị trấn Umm el-Fahm. Trong một thông cáo được phát hành, chúng tôi kêu gọi nên cấm phim nầy và không nên xem nó".

Được biết dân số người Ả Rập tại Do thái hầu hết là người theo Hồi giáo, bao gồm khoảng 20 phần trăm với dân số Do thái là 8 triệu rưỡi người.

Diễn viên Mouna Hawa đóng vai Layla, biết trước là cuốn phim sẽ gặp nhiều chỉ trích.

"Các vấn đề nầy chúng ta không thường khi gặp phải và tôi tiên đoán cuốn phim sẽ bị chỉ trích, tuy nhiên tại đây chúng ta làm nghệ thuật và qua nghệ thuật chúng ta chỉ trích chính chúng ta và xã hội, không nhất thiết là mọi xã hội, thế nhưng chỉ là một tỷ lệ nhỏ mà chúng tôi nhắm đến".

"Tôi hãnh diện về công việc nầy và nghĩ rằng, chuyện nầy rất quan trọng, tôi tin tưởng về mọi chuyện đã làm trong cuốn phim, vì nó phản ảnh rất nhiều về cuộc sống thực của chúng ta, ngay cả việc cần phải có can đảm để thực hiện, do đó chúng tôi đã có ít nhiều do dự trước khi bắt tay vào việc, tuy nhiên nó rất xứng đáng", diễn viên Mouna Hawa đóng vai Layla nói.

Một số người đã xem phim nầy đồng ý với cuốn phim, như Hibi Mazzawi tìm thấy cuốn phim đã đưa ra các vấn đề hết sức can đảm.

"Tôi nghĩ cuốn phim rất can đảm, với nhiều kế hoạch mạnh mẽ. Các vấn đề mà cuốn phim nêu lên thực sự rất vững chắc và thông điệp được gởi đến trong một cách thức thật là quan trọng".

Giám đốc sản xuất là Maysaloun Hamoud nói rằng, cuốn phim kêu gọi một thế hệ mới, vốn ngày càng trở nên có nhiều tiếng nói đối với những vấn đề có tính cách cấm kỵ.

"Làn sóng hiện nay là một đợt sóng của thế hệ trẻ, cũng như nhiều nghệ sĩ đã nói nhiều về chuyện nầy, thế hệ nầy không e ngại khi nói về các đề tài vốn không được phép thảo luận trước đây".




Share