Chiến binh Úc không thuộc nguồn gốc Âu châu trong Thế chiến thứ nhất

Balbir Singh Banwait looking through is father’s documents

Balbir Singh Banwait looking through is father’s documents Source: SBS

Luật pháp có hiệu lực từ thời thập niên 1900 đã gây khó khăn cho người dân Úc do không thuộc nguồn gốc Âu châu để có thể tòng quân hồi Thế chiến thứ nhất.


Thế nhưng điều nầy không ngăn chận được hàng trăm người có nguồn gốc khác nhau, đã tham gia trận chiến thế giới đầu tiên khi diễn ra.

Vào thứ bảy ngày 10 tháng 11, một đài tưởng niệm mới sẽ được khánh thành để vinh danh hành động cao cả của những người Úc nói trên.

Người ta thường bỏ qua giai đoạn Thế chiến thứ nhất trong lịch sử nước Úc.

Được biết luật lệ hôi đầu thập niên 1990 gây khó khăn cho người dân Úc nào, được xem như ‘không có nguồn gốc Âu châu một cách cụ thể’ trong việc ghi tên nhập ngũ trong thời Thế chiến thứ nhất.

Thế nhưng điều nầy lại không ngăn cản được nhiều người thuộc các nguồn gốc sắc tộc khác nhau, đã tham gia vào trận chiến.

Nay một số các binh sĩ thuộc nguồn gốc Ấn độ đã được nhìn nhận tại Sydney, qua một đài tưởng niệm mới, vinh danh vai trò của họ trong đệ nhất thế chiến.

Đài tưởng niệm ở khu ngoại ô Cherrybrook, là kết quả của sự cộng tác giữa Hội đồng Ấn giáo Úc châu và chi nhánh của hội RSL địa phương, được Bộ Cựu chiến binh cấp ngân khoản xây dựng.

Ấn độ là nước nằm dưới sự cai trị của đế quốc Anh cho đến năm 1947 và dĩ nhiên, binh sĩ Ấn giữ một vai trò quan trọng cùng với lực lượng đồng minh trong cuộc chiến.

Ông Balbir Singh Banwait, là một vị cao niên ngụ tại Sydney năm nay ở vào tuổi 70, cho biết cha của ông cùng bạn bè và gia đình, thường hồi tưởng về thời gian quân ngũ của ông, đã đưa ông đến Ai cập và cũng có mặt trên bãi biển Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Quí vị biết, khi nhìn những người khác như thân nhân hay những người không quen biết sẽ đến, rồi họ sẽ nói chuyện với nhau".

"Một số là thân nhân của tôi, họ chiến đấu trong Thế chiến thứ hai, đôi khi tôi ngồi lại với họ và mời họ dùng trà khi họ đến. Vì vậy tôi ngồi dùng trà với họ và lắng nghe các câu chuyện”, Babir Singh Banwait.

Trong một sự kiện, ông Waryam Singh cho con trai ông biết rằng, ông bị thương tại Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đã được quân nhân Úc chữa trị.

Ông đã 84 tuổi khi qua đời cách nay 36 năm trước, thế nhưng những kỷ niệm tiếp tục sống mãi trong tâm trí cuả ông Banwait.

Cũng có một bộ sưu tập các tài liệu chiến tranh, ghi nhận dấu chân ông trong cuộc chiến, những việc nầy càng làm rõ hơn về tiểu sử và sự nhìn nhận công vụ của ông trong quân đội Anh quốc.

“Họ giữ các tài liệu cho chúng tôi và cho các thế hệ mai sau của chúng ta nữa, đó là những gì họ rất hãnh diện khi chẳng dễ gì có được những huy chương nầy".

"Ông ta đã chiến đấu anh dũng trong Thế chiến thứ nhất và nhận được huy chương, mà nay đó cũng là niềm tự hào của chúng tôi nữa".

"Khi tôi thấy bức ảnh, tôi hồi tưởng lúc ông đã chiến đấu hết sức dũng cảm trên các trận tuyến”, Balbir Singh Banwait.

Thế nhưng không phải mọi con cháu của các chiến binh, đều có quyền ưu tiên sở hữu các hồ sơ toàn bộ của ông cha họ trong thời quá khứ.

Bà Joanna Olsen chỉ có một số các bưu thiếp hay postcard, cũng như những hình ảnh từ ông nội của bà.

Đây là nội dung của một bưu thiếp, mà ông nội của bà đã gởi cho người bạn gái thời đó, khi ông phục vụ trong lực lượng đế quốc Úc ở xa nhà.

“Vì vậy, do anh nghĩ đến em có thời gian rổi rảnh để gởi cho anh một lá thư, khi anh viết từng lá thư từ mọi hải cảng mà anh đặt chân qua, khi bọn anh được gọi đến những nơi nầy, anh chỉ có thể thôi không viết khi em không còn muốn viết nữa. Anh không nghĩ là anh sẽ làm phiền về chuyện viết thư từ thêm nữa, chỉ là để tốn tem thư mà thôi, em thân mến, Sid Shang”.
"Vì vậy tôi nhận thấy một số người cần được vinh danh và phải thốt lên rằng ‘Quí vị là người rất quan trọng đối với chúng tôi”, Joanna Olsen.
Còn ông Sidney Wah Shang không tiết lộ nhiều về các kinh nghiệm của ông trong thời Thế chiến thứ nhất.

Thế nhưng cháu nội gái của ông, nói về mẫu người mà ông thể hiện và đã gởi gấm qua lời văn của ông.

“Việc viết thư của ông, qua sự kiện ông viết những tấm bưu thiếp hay postcard và tình cảm mà ông dành cho gia đình ở tại Úc, do ông luôn gởi bưu thiếp đều đặn về nhà".

"Khi ông đến Luân đôn một vài lần, nhằm lúc có một tiềm thủy đỉnh trên sông Thames, ông cũng gởi tin tức đó về Úc nữa".

"Những tin chi tiết như vậy ông cũng nói nhiều về chuyện đó và chỉ qua những nhận xét của ông, khiến người ta phải ngạc nhiên".

"Đối với tôi, điều đó nói lên rất nhiều về tình yêu thương ông dành cho gia đình”, Joanna Olsen.

Được biết ông Sidney Wah Shang tạm dịch là Sidney Hoa Thượng là người có gốc gác người Hoa, sống tại Queensland.

Ông có 12 anh chị em và người anh trai trưởng là Caleb đã đăng ký vào quân đội sau ông.

Caleb James Shang được trao tặng huy chương cao quí là Distinguished Conduct Medal và cùng William “Billy’ Sing, thường được đề cập đến trong các cuộc thảo luận có tên là ‘Asian Anzacs’, tức là những người Á châu như trong Liên Minh ANZAC.

Thật khó để biết được con số chính xác những người nầy, thế nhưng các sử gia cho rằng có khoảng vài trăm người Úc gốc Hoa chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất.

Đạo luật Quốc phòng Liên bang năm 1990, ngăn cản một số người đăng ký vào quân đội, thế nhưng việc bí mật cho phép họ nằm trong tay của các nhân viên y tế trong quân đội.

Bà Joana Olsen đã bỏ công nghiên cứu về chuyện nầy và đặc biệt tập trung vào trường hợp của ông nội bà là ông Sid Shang.

“Đó là những gì tôi cảm thấy rất quan trọng, để vinh danh ông nội của tôi và để nói rằng “Cháu muốn biết những gì ông đã làm trong suốt 5 năm trời ông đã vắng mặt tại đây, cũng như chuyện đó khiến ông nhớ nhà trong một thời gian rất dài”.

Bà Olsen cũng theo dõi những bước chân của ông nội bà ở Âu châu, để hồi tưởng những kỷ niệm của những chiến hữu khác cùng chiến đấu với ông có lẽ đã phai nhạt dần.

“Một trong số những người nầy không còn nữa, khi chẳng có gì để tưởng nhớ họ trên cỏi đời nầy, ngoài tên của họ trên một đài tưởng niệm".

"Đối với tôi, điều đó thực sự quan trọng khi tôi quan tâm đến những người nầy và vinh danh họ, vì chẳng có ai khác làm chuyện nầy cả".

"Vì vậy tôi nhận thấy một số người cần được vinh danh và phải thốt lên rằng ‘Quí vị là người rất quan trọng đối với chúng tôi”, Joanna Olsen.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share