Ngày Tưởng Niệm đánh dấu 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc

A concert in France marks the start of remembrance ceremonies

A concert in France marks the start of remembrance ceremonies Source: AAP

Đã gần một thế kỷ qua kể từ ngày im tiếng súng trên các mặt trận ở Âu châu trong thời Thế chiến thứ nhất.


Mọi người trên khắp thế giới sẽ ngưng lại một phút vào ngày Tưởng Niệm hôm chủ nhật 11 tháng 11 để nhớ đến sự kiện chiến tranh đã giết chết 16 triệu người, trong đó có 62 ngàn người Úc.

Vào chủ nhật sắp tới lúc 11 giờ sáng, ngày 11 tháng 11, mọi người dân Úc trên khắp nước sẽ ngưng mọi công việc trong 1 phút để tưởng nhớ.

Phút im lặng nhân ngày Tưởng niệm Remembrance Day hàng năm, để tưởng nhớ đến 62 ngàn người Úc đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất, một cuộc chiến đã sát hại khoảng 16 triệu người trên khắp địa cầu.

Thế chiến thứ nhất kéo dài từ năm 1914 cho đến năm 1918 và năm nay kỷ niệm đúng 100 năm.

Một cái tên trong số hàng ngàn người trên bản vinh danh tại đài Tưởng niệm Chiến tranh nước Úc là ông Frank Ryan.

Người cháu gái của ông là Gillian Kimball cho biết, cô lớn lên khi nghe các câu chuyện về sự hy sinh của người ông của cô.

“Vâng, tôi được cha tôi và ông tôi kể rằng ông là một thanh niên dễ mến, nhạy cảm, có trách nhiệm và hoà minnhvới mọi người. Mọi người đều hết sức đau buồn khi nghe ông hy sinh”.

Lớn lên trong một gia đình nuôi cừu ở miền trung tiểu bang New South Wales, ông Frank Ryan gia nhập lực lượng Hoàng gia Úc vào năm 1916, chỉ một năm sau người anh trai là Ambrose nhặp ngũ.

Ông Ryan đến Pháp vào năm 1917, vào ngày 23 tháng 8 năm 1918, ông bị bắn chết trong khi chiến đấu để tái chiếm thị trấn Chuignes của quân Đức.

Cô Kimball cho biết, vẫn còn nhiều chuyện không rõ về trường hợp tử vong của người ông.

“Vâng chúng tôi biết rằng, ông đã tham gia trong một cuộc chiến và ông đã bị bắn chết ngoài mặt trận. Có một vài người cho rằng ông chỉ bị thương và sau đó bị bắn, khi được chuyển về trên băng ca. Chúng tôi không biết chuyện nầy có thực không, mà chỉ biết ông hy sinh trên chiến trường”.

Cuộc chiến kết thúc 2 tháng sau đó, với việc đầu hàng vô điều kiện của phía Đức.

Họ ký vào Hiệp ước đình chiến và hiệp ước có hiệu lực vào lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918.

4 năm chiến tranh kết thúc, với khoảng 10 triệu chiến sĩ và hơn 6 triệu thường dân bị giết, với tổng số khoảng 37 triệu người bị thương và thế giới thay đổi từ đó.

Giám đốc của đài tưởng niệm ở Melbourne là ông Dean Lee nói rằng các câu chuyện cá nhân của người lính Úc sẽ không bao giờ quên lãng.

“Tôi nghĩ đó là một trong những trò đùa của chiến tranh, khi mọi người bị chia cách nhau, những người thân yêu phục vụ trong quân đội rồi hy sinh trên chiến trường ở nước ngoài".

"Rồi những sự tôn vinh, những đài tưởng niệm mang lại một nơi để có thể nối kết và duy trì mối liên lạc với người thân”, Dean Lee.

Vào ngày kỷ niệm năm đầu tiên của cuộc đình chiến vào năm 1919, các đám đông ở Úc và trên khẵp thế giới đều ngưng mọi việc trong 2 phút yên lặng.

Ý tưởng nầy bắt nguồn từ một ký giả Úc.
“Quí vị biết, tôi chỉ nghĩ về sự vô ích của chiến tranh và việc mất mát bao nhiêu là mạng sống, hy vọng rằng việc nầy sẽ tạo sự khác biệt”, Gillian Kimball.
Ngày Đình chiến từ đó bắt đầu là một sự kiện thường niên để ngưng nghỉ và tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận.

Sau Thế chiến thứ hai, ngày Đình chiiến được chính thức đổi thành Ngày Tưởng niệm.

Ông Lee cho rằng, ngày nầy mang lại một cơ hội để vinh danh những người đã mất, trong các cuộc xung đột võ trang.

“Những gì chúng ta thấy khi gần đến ngày Tưởng niệm là có người tìm cách tiến lên, chào những người thân kính của họ trong mọi binh chủng, tôi nghĩ rằng việc nầy thực sự lên đến đỉnh điểm cao nhất, kể từ khi người Úc lại có mặt trong các cuộc xung đột tại Trung đông".

"Không còn nghi ngờ gì, những hành động nầy khiến những người trẻ bắt đầu suy nghĩ, làm thế nào những hành động đó đã hình thành nên thế giới chúng ta đang sống ngày nay”, Dean Lee.

Mọi người sẽ tụ tập tại các đài tưởng niệm, cùng những buổi lễ diễn ra trên khắp nước Úc vào ngày chủ nhật, để ngưng lại một phút tưởng niệm, không chỉ cho Thế chiến thứ nhất mà cho cả những người dân Úc hy sinh hàng năm.

Cô Kimball hy vọng, mọi người sẽ tiếp tục cùng nhau tưởng niệm những người hy sinh cho lý tưởng cao cả.

“Quí vị biết, tôi chỉ nghĩ về sự vô ích của chiến tranh và việc mất mát bao nhiêu là mạng sống, hy vọng rằng việc nầy sẽ tạo sự khác biệt”, Gillian Kimball.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share