Người Úc lo ngại về các hiện tượng thời tiết thất thường

Drought stricken land

Drought stricken land Source: Moment RF

Hầu hết người Úc tin rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề thực tế và họ lo sợ việc này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm và sản xuất cây trồng. Những phát hiện này được nêu ra trong phúc trình mới nhất của tổ chức Climate of the Nation, cho thấy người Úc đang ngày càng lo lắng về các vấn đề khí hậu như thời tiết khắc nghiệt và thiếu nguồn nước.


Gần 2000 người Úc đã tham gia vào cuộc khảo sát, kết hợp với các dữ liệu từ bản thống kê dân số của chính phủ được sử dụng, nhằm đảm bảo số lượng này phản ánh ý kiến chung của người dân trên toàn nước Úc.

Số người cho rằng biến đổi khí hậu đang xảy ra phù hợp với con số cao kỷ lục 77% từ năm 2016; trong khi 12% người tham gia khảo sát không tin điều này đang xảy ra và 11% không chắc chắn.

Richie Merzian là Giám đốc Viện Khí hậu và Năng lượng Úc.

Ông nói rằng kết quả của nghiên cứu này phản ánh rằng Úc thực sự cần có một chính sách khí hậu tham vọng hơn.

"Một chính sách khí hậu tham vọng hơn có nghĩa là chính phủ phải đặt ra mục tiêu cao hơn 26%, con số gấp đôi này thực sự phù hợp với mục tiêu toàn cầu của hiệp định Paris.

Một chính sách tham vọng hơn có nghĩa là chúng ta cần áp dụng các chính sách chế tài về khí thải trong một số lĩnh vực gây ô nhiễm của nền kinh tế, như sản xuất điện, các ngành kỹ nghệ tạo ra khí thải đến từ việc đào và vận chuyển khí đốt cũng như than đá.

Người Úc muốn có thêm các cam kết từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang thậm chí còn không có chính sách năng lượng để chống lại biến đổi khí hậu."

Dân biểu độc lập của vùng Warringah, bà Zali Steggall là một người tập trung vào hành động chống biến đổi khí hậu, bà là người đã lật đổ cựu thủ tướng Tony Abbott tại cuộc bầu cử năm nay, chính thức đưa ra các báo cáo.

Bà nói có một số lượng lớn  người dân nghĩ rằng biến đổi khí hậu đang xảy ra cho thấy đây là một vấn đề vượt qua sự chia rẽ trong chính trường.

"Điều này có nghĩa là mọi người thuộc mọi khía cạnh chính trị đều quan tâm đến biến đổi khí hậu. Nó vượt qua sự chia rẽ về mặt chính trị. Đó là một vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Tôi muốn thấy nhiều nghị sĩ  từ cả hai đảng lớn đứng lên và yêu cầu một cuộc bỏ phiếu theo lương tâm.

Đây là một vấn đề không nên bị mắc kẹt bởi các đường lối chính trị. Đây là câu hỏi cho tất cả các nghị sĩ, những người đang đại diện cho cử tri của họ và lời cam kết với các chiến dịch tranh cử mà họ đã từng thực hiện. Khi họ nói rằng họ sẽ hành động chống biến đổi khí hậu nếu thắng cử."

8% người được khảo sát lo ngại về hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn do biến đổi khí hậu, con số này tăng nhẹ so với năm ngoái.

Bộ trưởng chuyên trách về Thảm họa Thiên nhiên David Littleproud nói rằng hạn hán đã "làm trầm trọng thêm" các đám cháy xảy ra ở New South Wales và Queensland, nhưng ông từ chối kết luận liệu đó có phải là biến đổi khí hậu do con người gây ra hay không.
Khoảng hai phần ba người tham gia khảo sát muốn chính phủ liên bang ngừng xây dựng các mỏ than mới và lên kế hoạch cho một tiến trình thoát khỏi việc lệ thuộc than một cách có trật tự để công nhân và cộng đồng có thể chuẩn bị, trong khi 17% tin rằng việc sử dụng than đá nên tiếp tục với các biện pháp khác.
Douglas Bardsley là giảng viên thâm niên về Môi trường, Khí hậu và Dân số tại Đại học Adelaide.

"Thật khó để quy kết bất kỳ sự kiện cụ thể nào đối với biến đổi khí hậu, đơn giản là vì cách chúng ta sử dụng các mô hình không được chứng minh, để đưa ra kết quả cụ thể này. 

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hạn hán, lũ lụt, hoặc các hiện tượng thời tiết nghiêm trọng như những cơn bão mà chúng ta đang thấy ở Bắc Đại Tây Dương vào lúc này hoặc ở Bắc Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Vì vậy, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm những gì đã xảy ra, hoặc tạo ra những hiện tượng mới ".

Khoảng hai phần ba người tham gia khảo sát muốn chính phủ liên bang ngừng xây dựng các mỏ than mới và lên kế hoạch cho một tiến trình thoát khỏi việc lệ thuộc than một cách có trật tự để công nhân và cộng đồng có thể chuẩn bị, trong khi 17% tin rằng việc sử dụng than đá nên tiếp tục với các biện pháp khác.

Kết quả khảo sát phản ánh rằng 73% người ở Queensland, tin rằng các nhà máy nhiệt điện than nên bị loại bỏ, trong khi 13% không nghĩ rằng không cần phải thay thế với một nguồn năng lượng khác.

Tiến sĩ Stuart Browning là Giảng viên Khoa Nghiên cứu Khí hậu tại Đại học Macquarie.

Ông nói khi nhắc đến việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, một số tiểu bang đang làm tốt hơn các quốc gia khác.

"Tôi nghĩ rằng Nam Úc đang dẫn đầu về vấn đề này. Họ đang học được rất nhiều bài học trong quá trình thực hiện. Bỏ dần việc sử dụng than đá có nghĩa là  pha trộn- cân bằng các loại năng lượng của chúng ta.

Tôi cho rằng việc đầu tư nhiều vào pin có thể bảo đảm lưới điện và giúp Úc không bị mất điện. Nhưng điều đó có nghĩa là không kéo dài tuổi thọ của các nhà máy đốt than hiện tại của chúng ta và không xây dựng nhà máy mới. Việc này không thể là gánh nặng về kinh tế và chắc chắn không ảnh hưởng lên môi trường."

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ họp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu của Liên hợp quốc tại New York vào cuối tháng này.

Ở giai đoạn này, không rõ ai sẽ đại diện cho Úc tại Hội nghị thượng đỉnh.

Share