Luật này có hiệu lực từ 8 tháng trước nhằm giảm thiểu tình trạng họ tái phạm tại các nước khác qua kỹ nghệ gọi là du lịch tình dục trẻ em - child sex tourism.
Các nhà vận động bảo vệ trẻ em tin rằng số người bị luật này ngăn cản khiến không dám đi nước ngoài có thể cao hơn nhiều.
Tony Kirwan, một cư dân tại Queensland không phải là một người cha bình thường như bao nhiêu người cha khác vì ông dành những buổi tối của mình tai một số quán rượu đáng ngờ nhất ở các nước Thái Lan, Phi Luật Tân và Cam bốt với hy vọng có thể phát hiện và giải cứu được những trẻ bị dụ dỗ vào kỹ nghệ mãi dâm.
Ông chia sẽ kinh nghiệm của mình với SBS Radio:
"Có rất nhiều lần chúng tôi đi vào các quán rượu và nhà thổ, có thể nói là những quán bar trá hình thì thấy có nhiều người Úc ở đó. Người Úc là người lui tới những nơi này phổ biến nhất so với những người nước ngoài khác."
Ong Kirwan nói rằng nhìn thấy đồng hương của mình ở những nơi mà trẻ em được mua bán để phục vụ cho bọn ấu dâm làm ông cảm thấy vô cùng hổ thẹn.
"Thật là xấu hổ khi là người Úc và là một người đàn ông trong những nhà thổ này. Những thứ mà họ có thể làm ngay trước mặt mọi người ở đó. Tôi đã thấy những kẻ làm điều đó ngay trước mặt mọi người. Đó là một điều đáng hổ thẹn."
Tuy nhiên, số người Úc đến châu Á để lạm dụng trẻ em có thể sẽ giảm bớt.
"Có rất nhiều lần chúng tôi đi vào các quán rượu và nhà thổ, có thể nói là những quán bar trá hình thì thấy có nhiều người Úc ở đó. Người Úc là người lui tới những nơi này phổ biến nhất so với những người nước ngoài khác." Tony Kirwan, a Queenlands father
Năm 2017, chính phủ đã đề ra dự luật đâu tiên trên thế giới, theo đó, Bộ Ngoại giao và Thương mại được quyền hủy bỏ sổ thông hành của những kẻ có tên trong danh sách phạm tội tình dục trẻ em.
Được biết có đến 20.000 người Úc có tên trong danh sách này.
Chính phủ liên bang ước tính 800 người trong số đó đã đi nước ngoài năm 2016 và gần một nửa trong số này đã đến các khu chuyên khai thác tình dục trẻ em ở Đông Nam Á.
Các số liệu từ Bộ Ngoại giao và Thương mại mà S-B-S thu thập được cho thấy kể từ khi luật hủy bỏ sổ thông hành có hiệu lực hổi tháng 12 năm ngoái, đã có 29 người đã bị thu hồi giấy tờ du lịch, trong đó có đến hơn một nửa vụ hủy passport xảy ra chỉ trong hai tháng 7 va 8 vừa qua.
Tuy cho biết số trường hợp bị hủy sổ thông hành la tương đối thấp, nhưng Bộ Ngoại giao và Mậu dịch cảnh báo bất cứ người nào từng phạm tội ấu dâm mà vẫn cố ra nước ngoài sẽ bị ngăn chặn ngay tại biên giới và có thể lãnh án 5 năm tù giam.
"Việc tước sổ thông hành của họ là điều mà chúng tôi rất tự hào với tư cách là người Úc. Chúng tôi không muốn người Úc đi nước ngoài du lịch rồi xâm hại những trẻ không thể tự bảo vệ được mình." Hetty Johnston, nhà vận động bảo vệ trẻ em
Thượng nghị sĩ Victoria Derryn Hinch chính là động lực thúc đẩy chính phủ liên bang đề ra luật này nhằm chấm dứt tình trạng mà ông gọi là "những ngày nghí để hãm hiếp trẻ em" - "child rape holidays".
Thượng nghị sĩ Victoria Derryn Hinch nói:
"Một số người có thể nói, ồ chỉ có 27 người, tại sao phải lo lắng đến như vậy, nhưng thật ra điều đó có thể giúp cứu được cả trăm, thậm chí hai trăm trẻ em ở nước ngoài, chúng ta chẳng thể nào biết hết được."
Ông David Hynch nói rằng ông sẽ sử dụng vị trí của mình trong Thượng viện để theo dõi chặt chẽ số lượng passport bị hủy bỏ và giám sát xem luật này có được thi hành đúng theo kế hoạch hay không.
"Nhưng bạn không biết được có bao nhiêu người thậm chí đã quyết định không cố đi nước ngoài bởi vì giờ đây việc cố du lịch đối với những thành phần này là phạm pháp."
Các tổ chức vận động cho việc cải cách nhà tù chỉ trích rằng luật này quá rộng và bao gồm cả những người có thể không tái phạm.
Tuy nhiên một nhà vận động bảo vệ trẻ em Hetty Johnston, người có con gái bị lạm dụng cách đây hơn hai thập niên, nói rằng thà như vậy còn hơn để họ trờ thành mối nguy cho trẻ em ngoại quốc.
"Việc tước sổ thông hành của họ là điều mà chúng tôi rất tự hào với tư cách là người Úc. Chúng tôi không muốn người Úc đi nước ngoài du lịch rồi xâm hại những trẻ không thể tự bảo vệ được mình.