Úc giúp Solomon thoát nghèo từ công nghệ chiết xuất dầu dừa

The humble coconut is bringing economic benefits to Solomon Islanders

The humble coconut is bringing economic benefits to Solomon Islanders Source: AAP

Việc kiếm tiền ở một hòn đảo xa xôi của Thái Bình Dương có thể vô cùng khó khăn, với rất ít cơ hội. Thế nhưng một phát minh của Úc đang giúp những ngôi làng ở quần đảo Solomon khai thác tiềm năng thị trường của cây dừa, hiện đang được bán trên khắp thế giới.


Dưới ánh mặt trời nóng bỏng của thủ đô Honiara thuộc Quần đảo Solomon, nhóm kinh doanh Kokovy Pacific đã phát triển một trung tâm chế biến dừa kể từ đầu thế kỷ 21.

Việc liên doanh nhằm mục đích khai thác và sử dụng các nguyên liệu từ cây dừa càng nhiều càng tốt để tạo ra một loạt các sản phẩm bán trên thị trường.

Xà phòng và dầu dừa là hai trong số những mặt hàng đặc trưng từ cây dừa, được tạo ra bằng máy ép dừa, khiến dầu dừa giữ nguyên được sự tinh khiết trong vòng một giờ.

Công nghệ này là một phát minh của Úc, cần hàng chục người để vận hành các trạm sản xuất khác nhau.

Đầu tiên dừa được thu hoạch và cắt lát, cơm dừa  sau đó được nghiền và sấy khô ở nhiệt độ cao, trước khi dầu được thu gom và gửi đi nơi khác để đóng gói.

Từ trung tâm sản xuất chính của Kokovy Pacific tại biên giới của lãnh thổ thủ đô Úc ACT và tiểu bang New South Wales, Giám đốc điều hành Richard Ethertington cho biết phát minh này đã đánh dấu 25 năm kể từ khi công ty thành lập.
“Việc này thực sự tạo cho họ phương tiện để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho chính mình, bằng cách xây dựng nền kinh tế địa phương trong các ngôi làng làng. Chúng tôi cung cấp cho họ công nghệ, sự hỗ trợ, phương tiện, để xử lý các loại hạt. Có rất nhiều thanh niên và phụ nữ địa phương tham gia sản xuất, thu thập các loại hạt, chế biến chúng và sản xuất dầu dừa cao cấp.”
"Công ty chúng tôi được mở ra nhằm đáp ứng cơ hội việc làm và  trao quyền cho người dân ở khu vực Thái Bình Dương. Có lẽ phần lớn các nước nhiệt đới đều có mặt của chúng tôi, công ty đã bán thiết bị qua các khu vực Thái Bình Dương, rồi qua Châu Á, qua Trung Mỹ, Caribbean và sau đó là Châu Phi."

Thế nhưng, vị thế và sức ảnh hưởng của công ty này ở quần đảo Solomon, là lớn nhất. Hơn 50 ngôi làng xa xôi, nơi hiếm có việc làm được trả lương, đã mua máy ép dầu dừa. Sau đó, họ được công ty Kokovy Pacific trả tiền cho những gì họ sản xuất.

 Ông Etherington nói rằng công ty đang thuê hàng trăm lao động trực tiếp. Doanh nghiệp này cho biết việc này mang lại lợi ích gián tiếp cho hàng ngàn người.

“Việc này thực sự tạo cho họ phương tiện để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho chính mình, bằng cách xây dựng nền kinh tế địa phương trong các ngôi làng làng. Chúng tôi cung cấp cho họ công nghệ, sự hỗ trợ, phương tiện, để xử lý các loại hạt. Có rất nhiều thanh niên và phụ nữ địa phương tham gia sản xuất, thu thập các loại hạt, chế biến chúng và sản xuất dầu dừa cao cấp.”

Công ty Kokovy Pacific xuất khẩu 20 nghìn lít dầu dừa từ Quần đảo Solomon mỗi tháng, một nửa trong số đó đến thị trường Úc, phần còn lại được chuyển đến châu Âu và châu Á.

Giám đốc công nghệ tại trụ sở Solomons, Wilson Kikolo, cho biết có rất nhiều công dụng từ cây dừa được sử dụng.

Dầu, xà phòng, than, dao kéo và bát ăn cơm, tất cả được tạo ra từ những gì bên trong và bên ngoài cây dừa.

"Tôi nghĩ rằng tầm nhìn của chúng tôi rất rõ rang, chúng tôi cố gắng trao cơ hội cho các cộng đồng nông thôn ở Quần đảo Solomon.”

"Kokovy Pacific đang giúp đỡ rất nhiều phụ nữ trong làng, bởi vì hầu hết phụ nữ ở đây không được đi học giống như nam giới. Hầu hết đàn ông đi làm và đi học, phụ nữ ở nhà và làm việc lặt vặt trong làng. Vì vậy, chúng tôi có một phương pháp đơn giản cho phép phụ nữ làm việc. Họ có thể sản xuất dầu dừa, làm xà phòng, bán dầu dừa để tiền.”

Share