Chuyến viếng thăm của ông Morrison nhắm vào việc phát triển hạ tầng cơ sở, huy động sức lao động và chia sẻ các thông tin về an ninh.
Chuyến viếng thăm quần đảo Solomon của Thủ tướng Scott Morrison là chuyến công du đầu tiên kể từ khi được tái đắc cử và cũng là lần đầu tiên, một Thủ tướng Úc đến Solomon trong hơn một thập niên qua.
Một trong các trọng trách của ông, là cuộc hội đàm song phương với vị Thủ tướng mới đắc cử của đảo quốc, là ông Manasseh Sogavare.
Một chủ đề cũng được loan báo, là Úc hiện đẩy mạnh việc trợ giúp một phần tư tỷ đô la, để xây dựng hạ tầng cơ sở tại đảo quốc nầy.
“Quần đảo Solomon là nơi nhận được sự trợ giúp của nước Úc đứng hàng thứ ba và các chương trình sẽ diễn ra trên bình diện rộng lớn trong mối quan hệ, những chương trình y tế, giáo dục, tư pháp và an ninh trật tự, cũng như quan trọng hơn là phát triển hạ tầng và kinh tế".
"Trong các cuộc thảo luận hôm nay, chúng tôi đã xác nhận trong thập niên tới, sẽ có đến 1 phần 4 tỷ đô la Úc sẽ được đầu tư vào các dự án hạ tầng tại đảo quốc Solomon”, Scott Morrison.
Úc cũng cung cấp các khoản tín dụng gần 3 triệu đô la, cho các công nhân tạm thời từ Solomon muốn đến Úc, theo các chương trình huy động sức lao động.
Số tiền sẽ đến từ ngân khoản ngoại viện có sẵn và sẽ được hướng đến giáo dục, y tế và các vấn đề công quyền.
Các vụ bạo động và bất ổn trong nước, liên quan đến tình trạng chính trị bất định cùng các vụ tranh chấp đất đai bắt đầu từ năm 2003, khiến cho Úc phải gởi một phái bộ trợ giúp đến đảo quốc nầy, vốn kết thúc nhiệm vụ vào năm 2017.
Tuyên bố tại một buổi lễ ở tổng hành dinh cảnh sát tại thủ đô, Thủ tướng Sogavare nói về mối quan hệ mật thiết giữa hai nước, qua việc thành lập Phái bộ Trợ giúp Trong Vùng do Úc hướng dẫn, để giúp đỡ cho quần đảo Solomon.
“Tôi hồi tưởng thời gian đáng buồn khi xảy ra các căng thẳng và vấn đề an ninh không còn được hai quốc gia chúng ta vui hưởng".
"Khi các biến động và tình trạng vô luật pháp xảy ra, thì mậu dịch cũng ngưng đọng và các chính phủ không thể hoạt động đúng mức, khi chăm sóc cho người dân".
"Tình trạng tệ hại nầy khiến cho quần đảo Solomon phải hết sức phấn đấu để vượt qua. Nước Úc đã đáp lời kêu gọi và giúp chúng tôi vãn hồi an ninh trật tự”, Manasseh Sogavare.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung quốc trong vùng Thái bình Dương và mối quan hệ của Solomon với Đài loan.
"Ảnh hưởng nầy ngày càng gia tăng và trong số các nước lớn trong vùng, quần đảo Solomon là quốc gia duy nhất không có quan hệ ngoại giao với Trung quốc”, Rick Houenipwela.
Solomon là một trong một số rất ít các quốc gia, nhìn nhận Đài loan là một quốc gia có chủ quyền, một điều mà Trung quốc muốn thay đổi, khi Trung quốc không nhìn nhận sự độc lập của Đài loan.
Ông Sogavare cho biết, ông sẽ xét lại quan hệ với Đài loan, thế nhưng người tiền nhiệm của ông là Rick Houenipwela cho rằng, mối quan hệ hiện thời nên tiếp tục và nói thêm rằng quần đảo Solomon là một trong những thành trì cuối cùng chống lại ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng.
“Ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng Thái bình Dương thật lớn lao và cả lên chúng tôi nữa".
"Ảnh hưởng nầy ngày càng gia tăng và trong số các nước lớn trong vùng, quần đảo Solomon là quốc gia duy nhất không có quan hệ ngoại giao với Trung quốc”, Rick Houenipwela.
Ông Morrison cho biết mối quan hệ của Úc với đảo quốc Solomon, chẳng liên quan với sự đối đầu của Trung quốc và Hoa kỳ trong vùng Thái bình Dương.
Chuyến công du kế tiếp của ông Morrison là sẽ đến Anh quốc, để đại diện nước Úc trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày đổ bộ D Day, lên bãi biển Normandie ở nước Pháp.
Trong chuyến viếng thăm sắp tới, ông sẽ gặp gỡ Thủ tướng Anh quốc Theresa May, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại