Cô Vicky Yang trả tiền mua hàng tạp hóa, không phải bằng tiền mặt hay thẻ ngân hàng, mà xử dụng điện thoại di động.
Cô sinh viên du học người Hoa 25 tuổi dùng điện thoại di động, để scan hay quét một mã QR của siêu thị và trong vài giây, việc thanh toán hoàn tất.
"Thật rất tiện lợi, đôi khi bạn không cần phải trả qua thẻ ngân hàng hay tiền mặt, mà chỉ cần rút điện thoại ra và có thể trả tiền".
Xin được nói thêm về mã QR viết tắt từ Mã phản hồi nhanh, Quick Response Code, là nhãn hiệu cho một loại mã vạch ma trận, hoặc mã vạch hai chiều được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1994, cho ngành kỹ nghệ xe hơi tại Nhật Bản.
Mã vạch hay bar code là nhãn trên các món hàng, có thể đọc được bằng máy có chứa thông tin về mục được đính kèm.
Còn mã QR sử dụng bốn chế độ mã hóa tiêu chuẩn; đó là số, chữ và số, nhị phân và chữ kanji của Nhật, để lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả và các phần mở rộng cũng có thể được sử dụng.
Trở lại chuyện tại Úc, các doanh nghiệp tại xứ sở Miệt Dưới như siêu thị, cửa hiệu dược phẫm và ngay cả các xe tắc xi hiện bắt đầu chấp nhận việc thanh toán di động của Trung Quốc, từ số du khách người Hoa ngày càng gia tăng, cũng như các sinh viên Trung Quốc du học tại Úc.
Bà Mariana Yudas là quản lý siêu thị IGA gần khu Chinatown ở Sydney và siêu thị nầy chấp nhận dịch vụ chi trả của Trung Quốc có tên là Alipay từ 7 tháng trước.
"Chúng ta có nhiều khách hàng Trung Quốc tại Úc, vì vậy việc nầy rất tốt và chúng tôi thu hút thêm nhiều khách hàng đến các cửa hiệu mua sắm".
Thế nhưng chỉ có các công dân Trung Quốc có trương mục hay tài khoản của ngân hàng Trung Quốc, mới có thể thiết lập một tài khoản thanh toán di động.
Nhà cung cấp việc chi trả phổ biến nhất của Trung Quốc là Alipay, xuất phát từ doanh nghiệp khỗng lồ e-commerce Alibaba và một app gởi tin nhắn là Wechat.
Giám đốc Alipay tại Úc là ông George Lawson cho biết, công ty hiện phát triển dịch vụ ở ngoại quốc, để cho phép khách hàng người Hoa có thể trả tiền theo cách thức mà họ ưa thích.
"Chúng tôi có 800 triệu khách hàng xử dụng Alipay tại Trung Quốc và chúng tôi đang cố gắng giúp họ có thể trả tiền theo cách thức ưa chuộng khi họ ở Úc".
Trong khi đó, một chuyên viên tư vấn về thương mại Úc-Trung Quốc là ông Simon Henry nói rằng, cách chi trả mới không bảo đảm là khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn.
"Việc đó không nhất thiết là chuyện gia tăng lợi tức một cách đáng kể, cho các tiểu thương bán lẻ hay nhà hàng hoặc cửa hiệu, mà chỉ là một hình thức tiện lợi cho khách hàng người Hoa ưa chuộng một cách trả tiền khác".
"Nếu họ không có những thông tin cá nhân như vậy thì làm sao chọ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho quí vị được?", Chris Wang.
Ngoài ra cũng có những quan ngại về số lượng lớn lao các dữ kiện mà các doanh nghiệp khỗng lồ có thể truy cập vào.
Phụ tá Giáo sư là bà Jeannie Pateson từ khoa luật của đại học Melbourne nói rằng, các công ty như Alipay và Wechat có thể truy tìm ra khách hàng ở bất cứ nơi nào trên thế giới và nay họ cũng biết được các doanh nghệp Úc điều hành như thế nào.
"Càng nhiều dữ kiện họ nhận được, thì càng có nhiều thông tin về người tiêu thụ và họ có thể dùng các thông tin đó, để kích thích hoặc thúc giục các khách hàng, để họ bắt đầu đẩy mạnh theo một hướng về những gì nên chọn mua và những thứ để bán".
"Chúng ta hiện chứng kiến một loại hình của các công ty kỹ thuật, cũng từ thung lũng Silicon nữa", Jeannie Pateson.
Thế nhưng đối với một số người, thì đây là một rủi ro mà họ chuẩn bị chấp nhận.
Sinh viên du học người Hoa là anh Chris Wang cho biết, đó là một thực tế không tránh khỏi trong nền kinh tế với kỹ thuật số ngày nay.
"Giống như Facebook như Uber cũng như rất nhiều thứ khác, đây là một thời đại dữ kiện lớn lao".
"Vì vậy quí vị biết không, nếu họ không có những thông tin cá nhân như vậy thì làm sao chọ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho quí vị được?", Chris Wang.
Xem thêm
Đại sứ Trung Quốc và giới doanh thương kêu gọi Úc nên có quan hệ tốt với Trung Quốc
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại