Hai nước cựu thù trong lịch sử đã xích lại gần nhau qua các vụ căng thẳng khác như Mỹ áp dụng thuế suất nhập cảng và những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên cũng như các ảnh hưởng đối với Nhật Kiều sống tại Trung Quốc.
Khi sinh viên người Nhật là Muira Ke đến Bắc Kinh 3 năm về trước, anh nầy cho biết không hề cảm thấy được hoan nghênh ở đây.
"Tại Trung Quốc, quí vị thường mặc cả với chủ tiệm, vì vậy khi tôi đi mua sắm, tôi cũng trả giá với người bán".
"Ông ta có thể biết được tôi là người nước ngoài và tôi từ đâu đến".
"Khi tôi cho biết đến từ Nhật thì ông ta không thèm bán cho tôi", Muira Ke.
Những vụ chạm trán như vậy điển hình cho tình trạng được xem là tự động trong hàng thập niên qua giữa Trung Quốc và Nhật Bản, kể từ sau Thế Chiến thứ hai.
Thế nhưng mối quan hệ ngày càng ấm dần.
Khi Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường viếng thăm Nhật Bản vào tháng nầy, ông và người đồng nhiệm phía Nhật là Thủ Tướng Shinzo Abe ca ngợi một kỷ nguyên mới về tình hữu nghị giữa hai nước.
"Chẳng có gì tồn đọng khiến hai nước Trung Quốc và Nhật Bản không thể bắt tay lẫn nhau. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đóng góp nhiều hơn để giải quyết các vấn đề địa phương cũng như toàn cầu".
Đó là một con đường khá dài từ 6 năm trước, khi những va chạm xảy ra về quyền sở hữu hải đảo tranh chấp là Shenkaku gọi theo tiếng Nhật và Điếu Ngư Đài theo tiếng Hoa.
Tại Trung Quốc hàng ngàn người xuống đường biểu tình.
Vụ nầy xảy ra theo sau nhiều năm tại Trung quốc có chiến dịch tuyên truyền chống Nhật trên truyền hình và các rạp chiếu phim.
Thế nhưng các nhà phân tích nói rằng cả hai nước hiện xích lại gần nhau, nhờ những biến chuyển trên bán đảo Triều Tiên.
Cố vấn cao cấp của Nhóm Nghiên Cứu về Khủng Hoảng Quốc Tế cho vùng Đông Bắc Á là ông Michael Kovrig cho biết cả hai nước đều rất nôn nóng.
"Họ đều xem cả Kim Yong Un và Donald Trump là những chính trị gia có tính tình thất thường".
"Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều nóng lòng và cả hai đều đứng bên lề cuộc nói chuyện của họ, cũng như tìm cách cải thiện ít nhất là quan hệ song phương, để họ không còn những vụ xung đột hay tranh cãi nhau nữa", Michael Kovrig.
Ông nói rằng hai nước hiện tăng cường quan hệ kinh tế, sau phản ứng trước chính sách mậu dịch của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Được biết mậu dịch hai chiều giữa hai nước gia tăng đến 400 tỷ Úc kim hồi năm rồi, phá vỡ khuynh hướng giảm sụt trong 6 năm trước.
"Thật dễ dàng để bác bỏ những chuyện nầy như là những tình cảm tốt đẹp, thế nhưng đặc biệt trong nền văn hóa Á Châu, thì không có nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo đồng ý một cách chắc chắn khi các tín hiệu xuất hiện và đến cả công chúng, như 'được rồi, quan hệ với Nhật cũng tốt đấy' và chuyện đó ngày càng tốt đẹp hơn".
Đó là một thông điệp được ông Tenma Shibuya ca ngợi, ông nầy là người sáng lập trung tâm văn hóa Nhật Bản tại Bắc Kinh trong suốt 12 năm qua.
"Trước đây mọi chuyện giữa Nam và Bắc Hàn đều tệ hại, thế nhưng việc nầy bất ngờ được cải thiện. Với Trung Quộc và Nhật Bản, vẫn còn một phần chưa được tốt, vì vậy tôi hy vọng quan hệ giữa hai nước có thể dần dà được cải thiện", Muira Ke.
Ông cho biết, khi căng thẳng giữa hai nước lên cao thì việc cổ xúy các hoạt động của trung tâm đã bị hạn chế.
Nay ông cho biết, mọi việc được phát triển mạnh mẽ.
"Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đôi khi rất tế nhị và lắm khi cũng rất tốt đẹp".
"Mới đây, rất mới đây thôi, quan hệ giữa hai nước đã trở nên nồng ấm và đây là điều rất tốt cho chúng tôi, thực vậy đó là một 'kỷ nguyên mới'. Các chính sách của chính phủ sẽ có tác động lớn, lên sinh hoạt của người dân", Tenma Shibuya.
Một đường dây điện thoại nóng về mặt quân sự đã được thiết lập, để tránh những vụ chạm trán ở ngoài biển và việc nầy được xem là một cử chỉ thiện chí nhất giữa hai nước.
Tuy nhiên, tham vọng về mặt hàng hải của Trung Quốc có thể là một khó khăn trong tương lai.
Thế nhưng ông Yang Bojiang, một nhà nghiên cứu về quan hệ Trung-Nhật tại Viện Khoa Học Xã Hội của Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc chỉ có những ý định hòa bình mà thôi.
"Chúng tôi hy vọng sự phát triển một cách hòa bình của Trung Quốc có thể được các xã hội trên toàn cầu hiểu trong đó có cả Nhật Bản. Trung Quốc không có một lịch sử xâm chiếm các nước làm thuộc địa".
"Bất cứ khi nào chúng tôi lưu ý về một sự tăng trưởng trong hòa bình, thì các nước khác sẽ quan tâm đến kinh nghiệm của họ và phỏng đoán một quốc gia hùng mạnh sẽ làm bá chủ, vì vậy mà họ không tin vào chúng tôi", Yang Bojiang.
Còn sinh viên Nhật Bản Muira Ke nói rằng những dị biệt vẫn còn, thế nhưng anh hy vọng cả hai nước có thể gác lại chuyện thù nghịch vào quá khứ.
"Trước đây mọi chuyện giữa Nam và Bắc Hàn đều tệ hại, thế nhưng việc nầy bất ngờ được cải thiện. Với Trung Quộc và Nhật Bản, vẫn còn một phần chưa được tốt, vì vậy tôi hy vọng quan hệ giữa hai nước có thể dần dà được cải thiện", Muira Ke.