Chính phủ cho biết Cơ Quan Không Gian Úc châu sẽ có các tài nguyên cần thiết để chắc chắn là nước Úc trở thành một đối thủ trong kỹ nghệ hàng không không gian trên toàn cầu.
Một ứng viên nay mai sẽ tham gia cuộc chạy đua vào không gian, đó là nước Úc.
Trong bản ngân sách năm 2018, chính phủ Turnbull loan báo việc tài trợ cho việc thiết lập cơ quan không gian đầu tiên của Úc.
Dĩ nhiên là các khoa học gia không gian của xứ sở Miệt Dưới là những người hết sức hân hoan trước tin tức nầy.
Ông Michael Davis là Chủ tịch của Hiệp Hội Kỹ Nghệ Không Gian Úc Châu.
Ông cho biết việc thiết lập cơ quan không gian sẽ cho phép nước Úc khám phá những vùng lãnh thổ chưa có người đặt chân đến trong nhiều cách thức, hơn chỉ là một phương pháp.
"Bằng cách thiết lập cơ quan không gian, chúng ta sẽ có một chiếc ghế tại bàn hội nghị và có thể có các thỏa thuận về các yễm trợ và hiểu biết kỹ thuật, từ bạn hữu và đồng nghiệp tại các cơ quan không gian ở các nước có liên quan đến lãnh vực nghiên cứu và phát triển không gian, trong rất nhiều thập niên qua".
Được biết một vụ duyệt xét mới đây về khả năng kỹ nghệ của Úc tìm thấy rằng kỹ nghệ không gian Úc sẽ mang lại lợi lộc cho các ngành tài chánh, xây dựng, hầm mỏ, chế tạo, nông nghiệp và vận tải, với tiên đoán ngành kỹ nghệ không gian sẽ trị giá đến 12 tỷ đô la vào năm 2030.
Tổng trưởng về phát minh là bà Michaelia Cash cho biết, bà hy vọng cơ quan không gian sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 7 sắp tới.
"Với việc thành lập Cơ Quan Không Gian Úc Châu và các nỗ lực trên khắp nước Úc, chúng ta hướng về năm 2030 với hy vọng sẽ tạo nên công ăn việc làm cho 20 ngàn người".
Đứng đầu cơ quan mới mẻ nầy là cựu giám đốc CSIRO là tiến sĩ Megan Clark.
Bà cho biết bà tin tưởng Cơ Quan Không Gian Úc Châu sẽ đặt kỹ nghệ không gian Úc vào một đường lối nhanh chóng để dẫn đến thành công.
"Chúng tôi hy vọng người Úc sẽ tiến hành những gì thực sự có thể làm được và hy vọng cải thiện cuộc sống của mọi người dân Úc".
Người ta vẫn chưa rõ tiểu bang hay lãnh thổ nào sẽ là nơi đặt trụ sở của cơ quan không Gian Úc, thế nhưng tiến sĩ Clark vận động cho địa điểm là tại Canberra.
Trong khi đó, một phúc trình của chính phủ liên bang mới hoàn tất ước lượng ngành không gian Úc mang lại lợi lộc về kinh tế lên đến 3, 94 tỷ đô la trong năm tài chính 2015-2016, trong đó khu vực tư nhân đóng góp 88 phần trăm.
Phúc trình được một nhóm đứng đầu là tiến sĩ Clark xét duyệt, đề ra những tham vọng cho nước Úc sẽ gia tăng gấp ba lần tầm cỡ của kỹ nghệ không gian vào năm 2030 là từ 10 đến 12 tỷ đô la và gia tăng lãnh vực phát triền không gian của Úc trên toàn cầu.
"Chúng ta đã có các doanh nghiệp có khả năng tiềm tàng, thực sự là tinh thần của chính người Úc", Megan Clark.
Thế nhưng cũng có những chỉ trích về mức độ tài trợ cho Cơ Quan KhôngGian Úc Châu.
Chính phủ bắt đầu với khoảng 41 triệu đô la cho 4 năm, nhằ thiết lập cơ quan nầy, trong đó bao gồm 15 triệu đô để tạo nên những liên hệ với các cơ quan không gian quốc tế khác.
Với ông Michael Davis, thì đó là một sự khởi đầu tốt đẹp.
"Chúng tôi hy vọng trong tương lai, cơ quan không gian sẽ điều chỉnh mức đầu tư gia tăng, không chỉ từ chính phủ mà còn từ kỹ nghệ của chúng ta và các đồng nghiệp quốc tế. Bằng cách kết hợp các nguồn tài nguyên, chúng ta có thể làm những chuyện ngoạn mục trong thế giới không gian quốc tế".
Còn tiến sĩ Clark thì chắc chắn rằng, ngân khoản đó quá đủ để đạt được một vài mục tiêu khá cao và có thể vươn tới các vì sao.
"Chúng ta có lẽ đã trễ trong lãnh vực nầy thế nhưng rõ ràng là chúng ta có mặttại đây để phát triển kỹ nghệ không gian của Úc".
"Chúng ta đã có các doanh nghiệp có khả năng tiềm tàng, thực sự là tinh thần của chính người Úc", Megan Clark.
Được biết cơ quan không gian Úc châu sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 7.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu một người Úc sẽ lên cung trăng nay mai hay không?
Người đứng đầu cơ quan nầy không hoàn toàn loại bỏ ý kiến đó, khi bà cho rằng hãy còn sớm để bàn đến chuyện nầy, thế nhưng bà tin chắc vị Tổng Trưởng đặc trách về Phát Minh sẽ có những đầu tư thích hợp và điều hành trong ngắn hạn, thế nhưng vấn đề vẫn còn đó.
Trong khi đó các chuyên gia cho rằng, nhân loại sẽ trở lại mặt trăng, thế nhưng các tranh luận về việc trở lại cung Quãng đã thay đổi một cách đáng kể, kể từ sau các sứ mạng Apollo.
Phi hành gia Gene Cernan là người sau cùng để dấu chân trên mặt trăng cách nay 44 năm và 5 tháng trước và những nhiệt tình cho một chuyến bay có người lên mặt trăng trở nên nguội lạnh trong những thập niên sau đó.
Ngày nay các cơ quan và công ty không gian cạnh tranh nhau hiện nhìn về mặt trăng với niềm phấn khởi mới qua hy vọng đặt một căn cứ trên mặt trăng, có lẽ sẽ thực hiện việc khai thác các khoáng sản và cho phép du khách đặt chân tại một nơi mà lâu nay họ chỉ ngắm nhìn từ xa.
Một số các chuyên gia tin rằng, nhân loại không chỉ trở lại mặt trăng, mà điều nầy sẽ rất cẩn thiết để biến nơi nầy thành một trạm tiếp tế nhiên liệu cho các hỏa tiễn, trong tham vọng đưa con người lên sao Hỏa.
Với cơ quan không gian Úc châu sắp được thành lập, chuyện lên mặt trăng theo tiến sĩ Megan Clark, người đứng đầu cơ quan cho rằng còn sớm để nói đến chuyện nầy, khi cơ quan không gian Úc chỉ mới được thành lập nay mai mà thôi.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại