Chính phủ cho biết việc nầy sẽ giúp cho Úc đầu tư vào kỹ nghệ không gian ngày càng tốn kém và các khoa học gia Úc mong muốn việc nầy được khởi sự.
Vào thập niên 1960, nước Úc là một quốc gia chính yếu trong cuộc chạy đua vào không gian.
Lúc đó, nước Úc là quốc gia thứ ba trên thế giới, chỉ sau có Nga và Mỹ khi phóng vệ tinh của chính mình vào quỹ đạo, từ căn cứ Woomera ở Nam Úc.
Tiến sĩ Brad Turner, một nhà vật lý không gian thuộc Đại học Quốc gia Úc châu nói rằng, bất chấp việc tham gia sớm sủa trong việc thám hiểm không gian, nước Úc đã tụt hậu về phía sau.
"Chúng ta bắt đầu cuộc đua và chúng ta đang chạy đua trước khi những người khác gia nhập và rồi chúng ta lại ngưng chạy. Hiện nay cuộc đua đã khiến cho các cá nhân phải xúc tiến việc chạy việt dã hay marathon".
Các quốc gia phát triển nhất trong số có New Zealand, đã thành lập các cơ quan không gian của riêng họ.
Và nay, 50 năm sau vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Úc, chính phủ liên bang đã lập lại cam kết của nước Úc trong việc thám hiểm không gian.
Tổng trưởng Giáo dục và Huấn luyện Simon Birmingham, loan báo kế hoạch thành lập cơ quan không gian của nước Úc.
"Từ tiến trình tham vấn rộng rãi cho đến nay, một điểm trở nên hết sức rõ ràng, đó là trường hợp thiết lập một cơ quan không gian của Úc hiện là điều bó buộc, vì vậy tôi hân hạng thông báo cùng quí vị hôm nay là chính phủ Úc sẽ thành lập một cơ quan không gian của nước Úc".
Ông Birmingham cho biết, một cơ quan không gian quốc gia sẽ giúp cho nước Úc đầu tư vào kỹ nghệ quốc tế trị giá 400 tỷ đô la, đúng ra là 420 tỷ đô la và tạo ra nhiều công việc.
"Việc đầu tư toàn cầu về chương trình không gian đã tiêu tốn rất nhiều".
"Thách thức của chúng ta rồi công việc của cơ quan nầy, sẽ bảo đảm cho người dân Úc đạt được nhiều thành quả hơn thế nữa".
"Chúng ta trở thành một quốc gia nhận thêm nhiều đầu tư, nhiều tiền bạc từ các công ty không gian ngay tại Úc", Simon Birmingham.
Chính phủ liên bang sẽ loan báo các kế hoạch chi tiết, trong Đại hội Không gian lần thứ 68 tại Adelaide, trong đó phe Lao động đối lập cũng tiết lộ kế hoạch riêng của họ.
"Cơ quan nầy sẽ là trụ cột cho việc phối hợp các hoạt động không gian trong nước và là cánh cửa ngỏ trong các cam kết quốc tế của chúng ta", Michaelia Cash.
Chính phủ cho biết, cơ quan không gian của Úc không rập khuôn như NASA của Mỹ, thế nhưng nhà vật lý không gian Úc là tiến sĩ Tucker cũng cảm thấy phấn khởi.
"Cuối cùng chúng ta có thể đạt được trình độ của NASA, thế nhưng đó không phải là việc đưa người lên Hỏa Tinh, việc đó không phải là bước đầu tiên và cũng không phải là điều tiên khởi với NASA".
"Những gì chúng ta bàn đến là một cơ chế, một khung cảnh về tài chính và sự hỗ trợ cho chúng ta để phát triển hạ tầng cơ sở của chính chúng ta, dù rằng các phi thuyền không gian có bay vào không gian hay không, và liệu rằng đường lối đó có gặp trở ngại gì từ không gian hay không", Brad Turner.
Một hội đồng do chính phủ bổ nhiệm, hiện nghiên cứu việc xác định mục tiêu của cơ quan không gian và sẽ báo cáo lại cho chính phủ vào tháng 3 năm tới.
Lời loan báo diễn ra sau Đại hội Không gian Quốc tế kéo dài trong một tuần lễ, bắt đầu tại Adelaide.
Quyền Tổng trưởng Kỹ Nghệ là bà Michaelia Cash nói rằng, lãnh vực nầy hiện phát triển nhanh chóng trên toàn cầu và nước Úc cần phải là một thành phần trong đó.
"Một cơ quan không gian của Úc sẽ bảo đảm là chúng ta có một kế hoạch chiến lược dài hạn, trong việc hỗ trợ việc phát triển và ứng dụng của các kỹ thuật không gian và gia tăng kỹ nghệ không gian trong nước".
"Cơ quan nầy sẽ là trụ cột cho việc phối hợp các hoạt động không gian trong nước và là cánh cửa ngỏ trong các cam kết quốc tế của chúng ta", Michaelia Cash.
Hàng ngàn các khoa học gia và chuyên gia về không gian hiện tham dự, trong đó bao gồm doanh nhân Elon Musk, người đã phát triển các hỏa tiễn để xử dụng vào các chuyến du hành không gian của tư nhân do công ty của ông có tên là Space X thực hiện.
Có 6 lý do khiến nước Úc cần có một cơ quan không gian của riêng mình.
Việc thám hiểm không gian luôn là ước vọng của nhân loại trong những thành quả rực rỡ và sáng ngời nhất, đó là điều hợp lý để nước Úc trở thành một thành viên trong cuộc đua lên không gian.
Văn phòng của Thượng nghị sĩ Cash cho biết một ý kiến phản hồi từ việc duyệt xét về kỹ nghế nầy cho thấy đa số người Úc muốn có một cơ quan không gian của riêng mình.
Còn nhà vật lý không gian Alan Duffy cho biết ông hy vọng việc loan báo sẽ là một lợi ích trong việc gia tăng các công việc cho người Úc trong lãnh vực không gian.
Phe Lao động Liên bang sẽ loan báo các kế hoạch nhằm gia tăng gấp đôi kỹ nghệ không gian của Úc trong vòng 5 năm, sau khi thành lập cơ quan Không gian, Khoa học và Kỹ Nghệ Úc châu.
Phát ngôn nhân đối lập của Lao động về khoa học và nghiên cứu Kim Carr cho biết, cơ chế mới sẽ giám sát việc kiến tạo hàng ngàn công việc mới cho người dân Úc.
Thượng nghị sĩ Carr hoan nghênh lời loan báo của chính phủ về việc thiết lập cơ quan không gian, thế nhưng ông cho rằng việc nầy quá trễ khi vạch ra rằng nhiều người thuộc cộng đồng không gian luôn cho việc nầy thật trễ hạn.
Các khoa học gia nổi tiếng, trong đó có phi hành gia người Úc là Andrew Thomas cũng kêu gọi việc thiết lập cơ quan không gian quốc gia của Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại