Các ca nhiễm bệnh vẫn còn cao ở các nước Âu Châu, trong đó Tây Ban Nha hiện ghi nhận hơn 700 ngàn trường hợp và 31 ngàn người chết.
Trong khi đó, cảnh sát dã chiến đụng độ với người biểu tình tại thủ đô Madrid, sau khi các biện pháp mới chống coronavirus khiến thành phố với nhiều khu ngoại ô khác nhau, có các hạn chế khác biệt.
Ủy viên Y tế của Liên Âu là bà Stella Kyriakides nói rằng, một số nước trong Liên Âu có con số nhiễm bệnh cao hơn, so với đợt 1 hồi tháng 3 vừa qua.
“Tôi hiểu tại một số nơi, chúng ta chứng kiến những mỏi mệt vì COVID-19, với việc giữ khoảng cách xã hội và dường như không tuân thủ các tiêu chuẩn thông thường, ngay cả việc chúng ta nhìn thấy các cuộc biểu tình tại một số quốc gia".
"Điều nầy cần được các quốc gia thành viên đối phó và chúng ta cần phải tìm ra cách để giải quyết”, Stella Kyriakides.
Trong khi đó, con số các trường hợp nhiễm bệnh tại Mỹ vượt quá 200 ngàn vụ hôm thứ ba, chưa đầy 8 tháng sau khi người Mỹ đầu tiên chết vì dịch bệnh nầy.
Bệnh nhân thứ 100 ngàn đạt đến hồi tháng 5, nay các chuyên gia ước lượng số tử vong có thể tăng gấp đôi vào cuối năm nay.
Tình trạng mệt mỏi vì giữ khoảng cách xã hội và việc đẩy mạnh để trở lại văn phòng và trường học có thể dấy lên các trường hợp và những cái chết mới, dự đoán có thể diễn ra trong những tuần lễ và những tháng tới.
Các chuyên gia tại Viện Đánh Giá Y tế thuộc đại học Washington tiên đoán, số tử vong lên đến gần 400 ngàn người vào ngày đầu năm tới.
Thế nhưng nước Mỹ vẫn tiến tới, khi Hollywood sẽ trở lại sau nhiều tháng đình hoãn việc quay phim, trong lúc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dich Bệnh Hoa Kỳ FDA ra các hướng dẫn cho các buổi lễ Halloween tương đối an toàn.
Một số nhà kinh tế nói rằng, Mỹ có thể rơi vào tình trạng suy thoái với 2 con số, nếu Quốc Hội không thông qua một kế hoạch kích thích kinh tế nữa.
Trong khi đó, Thống Đốc tiểu bang Missouri Mike Parson và vợ đã thử nghiệm dương tính với coronavirus, cùng ngày với thượng nghị sĩ Rand Paul cuả tiểu bang Kentucky thuộc đảng Cộng Hòa cũng bị dương tính, việc nầy một lần nữa khiến Tiến sĩ Anthony Fauci phải lên tiếng trong cuộc tranh luận gây tranh cãi về sự đối phó đại dịch của Mỹ.
Còn Tổng Thống Donald Trump gây nghi ngờ về việc trấn an của FDA, trong việc giữ cho chính trị nằm ngoài tiến trình chấp thuận vắc xin.
Trong khi các công ty khác cho biết đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng cuả vắc xin chống COVID-19, thì công ty dược phẫm Johnson and Johnson, đã đạt được giai đoạn 3 trong việc thử nghiệm vắc xin, với hy vọng sẽ mang lại vắc xin chỉ chích một lần, an toàn và hữu hiệu.
'Chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền lương của những người đang làm việc, cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn trong nhu cầu, lựa chọn giữ nhân viên làm việc trong thời gian ngắn hơn, thay vì khiến họ sa thải nhân viên”, Rishi Sunak.
Trong khi đó, Hy Lạp có hơn 16600 trường hợp nhiễm bệnh và 366 người chết, Thủ Tướng nước nầy thúc giục dân chúng hãy cảnh giác, để Hy Lạp có thể tránh được việc phong tỏa mới lần thứ hai.
Các nhân viên bệnh viện đã biểu tình bên ngoài Bộ Y Tế, đòi hỏi gia tăng nhân viên và các giám đốc bệnh viện công nói rằng các giường bệnh COVID-19 tại Athens nay gần đến mức tối đa.
Trong bài diễn văn toàn quốc, Thủ Tướng Kytiakos Mitsotakis nói rằng mọi người có bổn phận chấp hành các biện pháp chống coronavirus.
“Những gì chúng ta không muốn thấy, đó là số ca và số lần đặt nội khí quản gia tăng mạnh mẽ".
"Liệu chúng tôi có thể đạt được điều này mà không có những hạn chế khắc nghiệt trên diện rộng, cái mà chúng tôi gọi là ‘phong tỏa ' hay không?".
"Tất nhiên là có thể vì nó nằm trong tay chúng tôi, do chúng ta có sức mạnh và kiến thức để làm điều đó”, Kytiakos Mitsotakis.
Còn chính phủ Anh quốc loan báo biện pháp mới nhất để hỗ trợ cho nền kinh tế nước nầy trong thời gian đại dịch.
Chính phủ sẽ hỗ trợ lương bổng cho công nhân nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng công nhân với ít giờ làm việc, trong khi chống lại việc sa thải họ.
Kế hoạch sẽ kéo dài trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 với đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các doanh nghiệp lớn chỉ được hưởng nếu thu nhập giảm trong thời gian đại dịch.
Bộ Trưởng Ngân khố Anh là ông Rishi Sunak nói rằng, kế hoạch nầy nhằm giúp đỡ doanh nghiệp qua mùa đông sắp tới tại nước Anh.
“Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động an toàn và hiệu quả, nhưng hiện họ phải đối mặt với sự không chắc chắn và nhu cầu giảm trong những tháng mùa đông".
'Chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền lương của những người đang làm việc, cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn trong nhu cầu, lựa chọn giữ nhân viên làm việc trong thời gian ngắn hơn, thay vì khiến họ sa thải nhân viên”, Rishi Sunak.
Được biết kế hoạch hỗ trợ công việc của chính phủ Anh quốc hiện nay, chấm dứt vào cuối tháng tới.
Người ta ước tính, kế hoạch nói trên tốn kém khoảng 90 tỷ đô la.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại