Bầu cử, tiền bạc và sức ảnh hưởng: Cuộc đua toàn cầu nhằm phát triển vắc-xin ngừa coronavirus

Chính phủ Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh đang tích cực tìm cách trở thành nước đầu tiên sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả, một loại vắc-xin không chỉ giúp cứu sống người dân mà còn là công cụ gây ảnh hưởng toàn cầu.

China is inoculating tens of thousands of its citizens with experimental coronavirus vaccines and attracting international interest in their development.

Pfizer Inc ve BioNTech’in aşısı beklenenden çok daha iyi bir başarı oranı gösteriyor. Source: AGIFP

Mỗi nước trong cuộc đua hàng tỷ đô la này đều đạt được mức độ thành công khác nhau, và các nhà lãnh đạo thế giới cũng có những mục tiêu khác nhau trong suốt quá trình xảy ra đại dịch.

Một loại vắc-xin phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm lâm sàng trước khi được xét duyệt để sử dụng rộng rãi. Mỗi bước có thể kéo dài hai năm hoặc hơn.

Hiện có nhiều lo ngại về tốc độ phát triển vắc-xin COVID-19. Vậy quốc gia chiến thắng trong cuộc đua này sẽ nhận được gì?

Hoa Kỳ

Với cuộc bầu cử ngày 3/11 gần kề, các chuyên gia cho rằng Tổng thống Donald Trump ngày càng quyết tâm sản xuất vắc-xin COVID-19.

Operation Warp Speed, nỗ lực hợp tác về vắc-xin của chính quyền Trump, đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la Mỹ để phát triển một loại vắc-xin tiềm năng.

Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, cả nước đã ghi nhận 6,326,696 ca nhiễm và 189,639 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tiến sĩ David Smith, Giảng viên cao cấp về Chính trị và Chính sách Đối ngoại của Mỹ tại Đại học Sydney, cho biết đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lên chính quyền Trump phải trở thành người đầu tiên tìm ra cách chữa trị.

Ông nói với  rằng chiến thắng trong cuộc đua vắc-xin có thể khôi phục vị thế của tổng thống và vai trò của Hoa Kỳ như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong nghiên cứu y khoa.

Nhưng tại thời điểm này, ngay cả điều đó vẫn chưa đủ.

“Tôi nghĩ coronavirus đã làm bộc lộ quá nhiều sự rối loạn ở Hoa Kỳ – sự mất khả năng ứng phó với một cuộc khủng hoảng sức khoẻ mặc dù họ có tất cả các nguồn lực y tế và khoa học này,” Tiến sĩ Smith nói.

“Có thể sự phát triển nhanh chóng vắc-xin sẽ giúp khôi phục phần nào vị thế của họ, nhưng ngay cả khi đó, nó cũng không thể giúp cho người chết sống lại.”

Ngay cả khi Hoa Kỳ thành công trong việc sáng chế vắc-xin đầu tiên, Tiến sĩ Smith lưu ý rằng các quốc gia khác cũng không bị bỏ xa.

Ông nói thêm rằng một số người cũng có thể bất bình với Hoa Kỳ nếu vắc-xin không được triển khai toàn cầu.

“Chúng ta vẫn chưa biết bức tranh chính trị sẽ như thế nào nếu ai đó phát triển một loại vắc-xin và vắc-xin này không được cung cấp cho tất cả mọi người trên thế giới,” Tiến sĩ Smith nói.

“Có thể có sự bất bình đối với Hoa Kỳ nếu họ phát triển vắc-xin đầu tiên và không có sẵn cho những nước khác – nếu nó chỉ được ưu tiên cho người Mỹ.”

Ông Trump đã nhiều lần gợi ý rằng một loại vắc-xin có thể được cung cấp cho người dân Mỹ trước cuộc bầu cử.

“Ông ấy thích ý tưởng rằng một loại vắc-xin có thể giải quyết tất cả mọi chuyện, thay vì phải trải qua những việc như phong toả và đeo khẩu trang,” Tiến sĩ Smith nói.

“Nhưng ông Trump sẽ tiếp tục nói về nó như một phần của chiến dịch tái tranh cử của mình. Trong suốt trận đại dịch, ông ấy đã nhấn mạnh những giải pháp thần kỳ cho vấn đề này.”
Experts say President Donald Trump is increasingly desperate to produce a COVID-19 vaccine.
Experts say President Donald Trump is increasingly desperate to produce a COVID-19 vaccine. Source: AAP

Trung Quốc

Trung Quốc đã xuất phát trước trong cuộc đua tìm kiếm vắc-xin COVID-19.

Vào ngày 25/6, một loại vắc-xin do công ty dược phẩm CanSino và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát triển đã được cấp phép sử dụng trong quân đội trong vòng một năm.

Đến ngày 22/7, Sinovac Biotech được phép cung cấp vắc-xin của mình cho các nhân viên y tế và những ngành nghề “có nguy cơ cao”.

Chủ tịch Tập Cận Bình trước đây tuyên bố rằng vắc-xin của Trung Quốc sẽ là “hàng hóa công cộng toàn cầu”, được cung cấp cho tất cả quốc gia.

Trong bạch thư do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện công bố hồi đầu năm nay, Bắc Kinh kêu gọi hợp tác toàn cầu và chống lại việc chính trị hoá COVID-19.

Chính phủ Trung Quốc cho biết tổng chi phí y tế của bệnh nhân coronavirus ở nước này tính đến cuối tháng Năm là 191 triệu đô la.

Hồi tháng trước, Chủ tịch Tập cam kết tài trợ 2 tỷ đô la trong hai năm tới để giúp ứng phó với COVID-19, đặc biệt là các nước đang phát triển.
China is inoculating tens of thousands of its citizens with experimental coronavirus vaccines.
China is inoculating tens of thousands of its citizens with experimental coronavirus vaccines. Source: Getty Images

Nga

Hồi tháng Tám, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố một nhóm các nhà khoa học Nga đã phát triển thành công một loại vắc-xin và được các cơ quan quản lý Nga phê duyệt.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa  hồi tuần trước kết luận vắc-xin Sputnik-V tạo ra phản ứng kháng thể ở tất cả những người tham gia thử nghiệm giai đoạn đầu vào tháng Sáu và tháng Bảy.

Nghiên cứu cho thấy tất cả 76 người tham gia đã phát triển kháng thể chống lại virus mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nhóm phát triển vắc-xin của Nga tuyên bố loại vắc-xin này có thể bảo vệ khỏi COVID-19 trong hơn hai năm.

Giáo sư Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya có trụ sở tại Moscow, nơi phát triển vắc-xin với sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng Nga, nói với các phóng viên rằng vắc-xin kích hoạt phản ứng miễn dịch đủ để “chống lại bất kỳ liều lượng nào làm lây nhiễm COVID-19 ở người”.

“Chúng tôi sẵn sàng khẳng định tác dụng bảo vệ của vắc-xin này có thể duy trì ở mức thích hợp trong hai năm, hoặc thậm chí có thể hơn,” ông nói.

Tiến sĩ Malcolm Davis, nhà phân tích cao cấp thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc, nhận định Nga có thể đang xem vắc-xin như một công cụ giúp gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.

Tuy nhiên ông nói rằng Tổng thống Putin đã “vuột mất cơ hội” khi cố gắng đẩy nhanh quá trình phát triển vắc-xin.

“Mọi người hiện đang nghi ngờ vắc-xin của họ vì nó chưa trải qua giai đoạn thử nghiệm thứ ba,” ông nói.
Russia has begun its COVID-19 vaccine rollout.
Source: AAP

Vương quốc Anh

AstraZeneca, một tập đoàn dược phẩm khổng lồ có trụ sở tại Cambridge, đang phát triển một loại vắc-xin hàng đầu với sự hợp tác của Đại học Oxford.

Hôm thứ Tư, công ty thông báo họ đã đình chỉ các thử nghiệm giai đoạn cuối đối với loại vắc-xin này, sau khi một người tham gia bị phản ứng nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.

Trong một thông cáo, công ty cho biết họ “tự nguyện tạm dừng” thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vốn bắt đầu vào tháng Bảy.

“Đây là hành động thông thường bất cứ khi nào người tham gia bị bệnh không rõ nguyên nhân, trong khi chờ điều tra, nhằm duy trì chất lượng của các cuộc thử nghiệm,” thông cáo viết.

“Trong những cuộc thử nghiệm lớn, bệnh tật vẫn có khả năng xảy ra nhưng phải được điều tra độc lập để rà soát cẩn thận.”

Chính phủ Úc đã ký một thoả thuận mua vắc-xin của AstraZeneca vào tháng trước, với khoảng 84 triệu liều có thể được triển khai lần lượt trong năm tới, nếu thử nghiệm thành công.

Vắc-xin của Đại học Oxford dự kiến sẽ có mặt tại Úc từ đầu năm 2021, trong khi vắc-xin của Đại học Queensland sẽ được triển khai vào giữa năm sau.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Xem tin tức và thông tin bằng 63 ngôn ngữ tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 10 September 2020 10:04pm
Updated 12 August 2022 3:16pm
By Đăng Trình, Gavin Fernando

Share this with family and friends