Tất cả những vụ tấn công khủng bố ở Úc trong năm nay được cho là do một người trẻ tuổi thực hiện.
Đó là tuyên bố từ cơ quan tình báo Úc, ASIO, trong một báo hợp tác với liên minh Five Eyes gồm các cơ quan tình báo của 5 nước Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, New Zealand và Úc. Đây là cáo đầu tiên thuộc loại này.
Trong bốn năm qua, Cảnh sát Liên bang Úc đã điều tra 35 người trong độ tuổi từ 12 đến 17 với hơn một nửa trong số họ đã bị buộc tội hình sự.
Ông Mike Burgess người đứng đầu ASIO trong một tuyên bố bày tỏ: "Là phụ huynh, con số này thật đáng sửng sốt. Là một sĩ quan tình báo, con số này thật đáng lo ngại".
Nghiên cứu sinh Simon Copland, đến từ Đại học Quốc gia Úc, cho biết báo cáo này nêu bật sự thay đổi trong cách các nhà chức trách của năm quốc gia trong liên minh Five Eyes nhìn nhận về chủ nghĩa cực đoan trong thập kỷ qua.
"Báo cáo tập trung vào chủ nghĩa cực đoan ở thanh thiếu niên và cho thấy năm chính phủ đang đag rất quan tâm đến vấn đề này và mối đe dọa đang thực sự diễn ra cũng như sự thay đổi trong động lực xung quanh chủ nghĩa cực đoan và đặc biết là cách nó tác động đến những người trẻ tuổi."
Báo cáo có một loạt các phát hiện mà họ đã điều tra được liên quan đến các tư tưởng dẫn đến hành động cực đoan xảy ra ở thanh thiếu niên Úc, Anh, Hoa Kỳ, New Zealand và Canada.
Có hai câu chuyện điển hình tại Úc.
Một là về một cậu bé 14 tuổi đã lên kế hoạch xả súng tại trường học của mình và cậu đã có thể tiếp cận súng và thuốc nổ, mà theo theo báo cáo là "đủ để giết một số lượng lớn học sinh".
Báo cáo cho biết cậu bé đã bày tỏ "sự ngưỡng mộ đối với các cuộc tấn công khủng bố" và thực hiện các hành vi phân biệt chủng tộc đối với người châu Á và người Bản địa.
Một chuyện khác là một cậu bé 16 tuổi tham gia vào một mạng lưới trực tuyến với hàng trăm người.
Cậu bé này đã đăng bài về các vụ giết người hàng loạt ở nước ngoài bày tỏ sự ủng hộ các cuộc tấn công vào những người có ngoại hình không phải người da trắng, với tuyên bố rằng đó là để "bảo vệ chủng tộc da trắng".
Tiến sĩ Muhammad Iqbal là cao cấp về lĩnh vực này tại Đại học Victoria cho biết có thể đó là từ cảm giác không có sự gắn bó với cộng đồng xung quanh nơi mình sinh sống.
"Đó là về những cộng đồng khiến họ có cảm giác như mình bị lạc lỏng, lẻ loi, cảm thấy không kết nối được với những người khác hay không có chung niềm tin. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều cảm nhận và hình thức khác nhau."
Tuy nhiên, các chuyên gia đang bày tỏ mối quan ngại khả năng thái hóa của cơ quan thực thi pháp luật trong việc tăng cường kiểm soát.
Vào tháng 2 năm nay, Cảnh sát Liên bang Úc Châu AFP đã phải đối mặt với sự giám sát sau khi một tòa án Victoria phát hiện ra rằng họ đã bị ám ảnh một cách thái quá về một cậu bé 13 tuổi mắc chứng tự kỷ tham gia vào một hoạt động trực tuyến bí mật.
Ông Copland cũng cảnh báo rằng lệnh cấm mạng xã hội trên toàn quốc đối với thanh thiếu niên dưới 16 tuổi có thể đẩy thanh thiếu niên sa vào mạng internet đen.
""Khi chính phủ vào cuộc và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố, những bày tỏ, ngăn chặn các hoạt động của họ thì điều đó sẽ đẩy họ đến cực đoan hơn nữa. Nó không khuyến khích họ dừng những gì họ đang làm mà nó củng cố niềm tin của họ."
Các nhà chức trách và chuyên gia đồng ý rằng can thiệp sớm là rất quan trọng.
Họ đã kêu gọi phụ huynh, giáo viên và nhân viên y tế giúp xác định các triệu chứng của sự cô lập và nghiện trực tuyến ở trẻ em trước khi quá muộn.
Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay