Người đứng đầu cơ quan tình báo nước Úc ASIO là ông Mike Burgess, đã loan báo sự thẩm định thường niên về mức độ đe dọa tại Canberra vào tối thứ hai vừa qua, khi ông cảnh cáo về mức độ đe dọa ngày càng gia tăng, của các nhóm cực đoan tại Úc.
Ông cho biết, các diễn đàn cực đoan trên mạng đang tuyên truyền trên internet và thu hút các hội viên quốc tế, kể cả nhiều người từ Úc.
Ông cũng nói rằng, trong khi không có nhóm cực đoan cực hữu nào được liệt kê là một hiểm họa khủng bố tại Úc, thì họ thuộc một lãnh vực quan ngại ngày càng gia tăng.
“Tại các khu ngoại ô ở Úc các tiểu tổ gặp gỡ thường xuyên, chào cờ Quốc Xã, kiểm tra súng đạn, huấn luyện việc chiến đấu và chia sẻ các chủ nghĩa thù hận".
"Rất buồn là những nhóm nầy được tổ chức chặt chẽ và cảnh giác về an ninh, hơn những năm trước”, Mike Burgess.
Trong khi ông Burgess không lưu ý bất cứ đe dọa nào từ các nhóm cực tả trong bài diễn văn của ông, thì Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton cho biết, các cơ quan an ninh hiện hoạt động, nhằm đối phó với các đe dọa từ các nhóm cực đoan, thuộc cả hai cực trong chính trường tại Úc.
Các cơ quan an ninh đã gia tăng sự chú trọng vào những mục tiêu của cánh cực hữu, theo sau vụ thảm sát hồi năm rồi tại Christchurch.
Vào ngày 15 tháng 3, một người Úc bị cáo buộc hạ sát 51 người, trong một vụ nổ súng loạn xạ vào hai thánh đường Hồi giáo tại thành phố Christchurch ở Tân tây Lan, sau khi tay nầy chia sẻ tuyên cáo về chủ nghĩa thượng tôn của người da trắng trên mạng.
Trong khi lễ kỷ niệm một năm thảm kịch nói trên đến gần, dân biểu Lao động là ông Tim Watts đặt nghi vấn về việc, chính phủ đã làm đủ chưa, trong việc đối phó với các mối đe dọa.
Ông Peter Dutton cho biết, ông không cần biết bọn cực đoan đến từ cánh cực hữu hay cực tả, đều bị đối phó với mọi hình thức.
"Các dịch vụ tình báo thù nghịch đã trực tiếp đe dọa người dân Úc tại đất nước nầy".
"Một trong trường hợp đặc biệt, các điệp viên đe dọa về mặt thể xác của cá nhân có trụ sở tại Úc, như là một phần của âm mưu can thiệp của nước ngoài".
"Mức độ đe dọa mà chúng ta đối diện từ các hoạt động gián điệp là chưa từng có".
"Hiện nay chuyện đó nhiều hơn so, với mức độ hồi thời chiến tranh lạnh", Peter Dutton.
Thế nhưng dân biểu Lao động khác là bà Anne Aly, cáo buộc chính phủ làm ngơ trước các đe dọa của cánh cực hữu, trong thời gian quá lâu.
“Nếu có ai âm mưu làm hại đến người dân Úc, tôi chẳng cần biết là họ thuộc cực hữu, cực tả hay ở giữa, họ sẽ bị đối phó một cách mạnh mẽ".
"Nếu việc phổ biến tin tức trong tay những kẻ cực hữu hay cực tả dẫn đến một nguy cơ cho nước Úc, trách nhiệm của chúng tôi là chắc chắn rằng các cơ quan của chúng ta sẽ nhất định đối phó mạnh mẽ với chúng”, Anne Aly.
"Chúng tôi cần giúp đỡ, và họ cũng giúp ngược lại cho tổ chức chúng tôi, hầu giữ cho tất cả an toàn”, Kristina Keneally.
Người đứng đầu ASIO cũng nêu bật các đe dọa từ nạn gián điệp mà ông cho rằng, nay còn cao hơn hồi thời chiến tranh lạnh.
Trong khi chính phủ liên bang và ASIO do dự trong việc xác định những sự đe dọa đó đến từ đâu, thì trước đó Trung quốc đã bị loại ra ngoài.
“Các dịch vụ tình báo thù nghịch đã trực tiếp đe dọa người dân Úc tại đất nước nầy".
"Một trong trường hợp đặc biệt, các điệp viên đe dọa về mặt thể xác của cá nhân có trụ sở tại Úc, như là một phần của âm mưu can thiệp của nước ngoài".
"Mức độ đe dọa mà chúng ta đối diện từ các hoạt động gián điệp là chưa từng có. Hiện nay chuyện đó nhiều hơn so, với mức độ hồi thời chiến tranh lạnh”, Mike Burgess.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ thuộc Liên Minh Trung Hữu là ông Rex Patrick nói rằng, chính phủ nên chỉ đích danh nước nào trong vụ và ông cho rằng, dường như đó là Trung quốc mà chính phủ muốn nói đến.
Thượng nghị sĩ Patrick cho biết, vấn đề đó không chỉ là một phần quan trọng trong sự hiểu biết của công chúng, mà cũng tạo áp lực lên Trung quốc, ông nói nếu có hành động nào không chấp nhận được thì phải nói lên.
Được biết các đại học và doanh nghiệp Úc đã được cảnh cáo rằng, họ đối diện với sự đe dọa chưa từng có, qua việc can thiệp của ngoại quốc.
Phát ngôn nhân về Nội vụ của Lao động là Thượng nghị sĩ Kristina Keneally cho biết, các đe dọa dù đến từ bất cứ nơi nào, cũng có thể bị giảm bớt nếu cộng đồng và các cơ quan tình báo cùng hợp tác với nhau.
“Liệu chuyện đó có thuộc về chủ nghĩa căn bản Hồi giáo hay cánh cực hữu hay không, chúng ta cần hành động với cộng đồng, cần giúp mọi người nhận ra những gì đang xảy ra trong gia đình và ở hàng xóm của họ".
"Chúng tôi cần giúp đỡ, và họ cũng giúp ngược lại cho tổ chức chúng tôi, hầu giữ cho tất cả an toàn”, Kristina Keneally.
Để trả lời cho bản phúc trình, nhóm từ thiện có tên là Nay Hãy Đoàn kết Lại, tức All Together Now có các chương trình chống lại tiến trình tuyển mộ của các nhóm cực đoan và cho biết, việc đầu tư nhiều hơn vào các chương trình nhắm vào cộng đồng, để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động, nên là một ưu tiên cao.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại