Giấc mộng Hoàng Đế của Tập Cận Bình, một bước thụt lùi về chính trị của Trung Quốc?

 Chinese President Xi Jinping claps while addressing the media.

Chinese President Xi Jinping claps while addressing the media. Source: AP

Kế hoạch của Trung Ương Đảng Trung Quốc nhằm mục đích để Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo đất nước này vô thời hạn đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của giới truyền thông xã hội,trong có vài người so sánh Trung Quốc là Bắc Hàn thứ hai. Vào tháng tới, chức chủ tịch muôn năm của họ Tập rất có thể được thông qua đánh dấu cuộc cải tổ chính trị lớn nhất của đất nước này trong nhiều thập niên.


Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra hai đề nghị.

Thứ nhất là bỏ quy định ghi trong Hiến Pháp « một chủ tịch và phó chủ tịch không thể lãnh đạo hơn hai nhiệm kỳ ».

Đề nghị thứ hai là « đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiến Pháp”

Hai đề nghị sửa đổi này sẽ được đưa ra Quốc Hội nhân khóa họp thường niên khai mạc vào ngày 5/3 tới đây.

Tuyên bố ý định bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ tức 10 năm đối với chức vụ chủ tịch nước .

Theo các nhà phân tích, Trung Ương Đảng Cộng sản đã dọn đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình, 64 tuổi, đáng ra sẽ về hưu năm 2023 sẽ ngồi lại  nắm quyền đến trọn đời!.

Một chuyên gia về chính trị Trung Quốc của Đại học Melbourne, Pradeep Taneja, đã nói với SBS rằng đó là một bước đi đáng lo ngại.
"Tôi nghĩ rằng đó chắc chắn là một bước đi thụt lùi, về mặt tiến hóa chính trị của Trung Quốc Những gì mà Tập Cận Bình đã thể hiện là sẵn sàng chính mình đặt ra luật lệ".
Truyền thống hạn chế chức chủ tịch chỉ tối đa là 10 năm có vào thập niên 1980, khi các nhà lãnh đạo tìm cách tránh lặp lại sự hỗn loạn của triều đại Mao Trạch Đông.

Isaac Stone Fish, thuộc Trung tâm Hoa Kỳ về Quan hệ Mỹ-Trung ở New York, so sánh giữa hai nhà lãnh đạo Mao và Tập khi phát biểu với đài  Aljazeera.

"Tập Cận BÌnh gần như chắc chắn sẽ không bao giờ có quyền kiểm soát Trung Quốc như Mao đã làm, nhưng ông có thể mạnh hơn khi  lấy Trung Quốc ra làm công cụ, ông ta sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều, mạnh mẽ, phong phú hơn Mao trước đây. "

Từ khi ngồi vào ghế lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dần dần thâu tóm quyền lực, trừng phạt hơn 1 triệu đảng viên qua chiến dịch chống tham nhũng đồng thời để loại trừ các đối thủ tiềm tàng.

Chính sách tôn sùng cá nhân họ Tập cũng được phát động song song với chiến lược đàn áp những tiếng nói tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.

Ông cũng  thúc đẩy các dự án lớn của quốc gia như Sáng kiến Một Vành Đai, Một con đường

Kế hoạch cho cái gọi là "sự lãnh đạo vĩnh cửu" của ông đã ngay lập tức làm dấy lên sự phản đối của các phương tiện truyền thông xã hội, một số nhà bình luận bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ "trở thành Bắc Triều Tiên" thứ hai.

Nhưng các bài báo phê bình đã nhanh chóng bị chặn lại, gỡ xuống và thay thế bởi những bài do bồi bút ca ngợi chế độ viết.

Học giả Feng Chongyi ở Sydney người từng bị bắt giam ở Trung Quốc năm ngoái trong một chuyến đi nghiên cứu, cho biết ông nghĩ rằng ông Tập Cận bÌnh sẽ còn đó trong một khoảng thời gian rất dài.
"Tôi nghĩ Ông ấy muốn đời đời cai trị Trung Quốc theo lề lối của mình"
Với việc Trung Quốc ngày càng thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ, những thay đổi đối với hiến pháp của Trung Quốc đang được thế giới  theo dõi chặt chẽ.

Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop đã nói với các phóng viên rằng  tuy đó là vấn đề đối với các nhà chính trị Trung Quốc nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước khác.

"Điều gì xảy ra ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến toàn thế giới, Trung Quốc có ảnh hưởng đến cả  khu vực và toàn cầu, chúng tôi hoan nghênh sự tăng trưởng kinh tế của họ  và làm việc rất chặt chẽ với Trung Quốc".

Trong khi ông Tập muốn tại vị sau hai nhiệm kỳ.

Chưa thấy xuất hiện một nhân vật có tiềm năng lên thay thế ông Tập khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc hồi tháng 10 năm ngoái mà ông Tập được bầu tiếp làm người lãnh đạo đảng và quân đội.

Các nhà quan sát cho biết các sửa đổi hầu như chắc chắn sẽ được Quốc Hội do đảng kiểm soát thông qua vào đầu tháng tới.

Riêng nhà sử học Nguyễn Nhã, chuyên về quan hệ Việt Trung cho biết, những diễn biến chính trị ở láng giềng phương Bắc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam.


Share