Tập Cận Bình và tham vọng cai trị Trung Quốc suốt đời

Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao của chính quyền Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục cầm quyền vô thời hạn sau khi đảng Cộng Sản Trung Quốc ra quyết định xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho vị trí Chủ Tịch Trung Quốc.

Chinese President Xi Jinping

China's Communist Party has set the stage for President Xi Jinping to stay in office indefinitely. (AAP) Source: AAP

Ông Tập Cận Bình vừa là nhà lãnh đạo Đảng, vừa là một trong những nhà cai trị cứng rắn nhất của Trung Quốc kể từ sau cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông đã lên cầm quyền từ năm 2013, vị lãnh đạo 64 tuổi này có thể sẽ kéo dài nhiệm kỳ của ông cho đến năm 2023 do những thay đổi trong bộ máy chính trị hiện thời. 

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất của tờ Tân Hoa Xã vào hôm Chủ Nhật vừa qua, Ủy ban Trung Ương đảng đã dự kiến xóa bỏ Hiến pháp quy định về giới hạn nhiệm kỳ của Chủ Tịch nước này, vốn không được tại vị "quá hai nhiệm kỳ liên tiếp" trong vòng 5 năm. 

"Tôi cho rằng ông ấy sẽ trở thành nhà cai trị nước này cả đời và sẽ là Mao Trạch Đông của thế kỷ thứ 21", ông Willy Lam, giáo sư chính trị của Đại học Trung Quốc Hồng Kông đã chia sẻ với AFP.
"Nếu như sức khỏe cho phép, ông Tập muốn tại vị phục vụ đất nước trong vòng 20 năm, tức là nhiệm kỳ của ông sẽ kéo đến năm 2023 với cương vị là Tổng Bí Thư Đảng và đến năm 2033 với vị trí là Chủ Tịch nước," ông Lam trình bày. 

Những thay đổi dự kiến sẽ áp dụng vào cả vị trí Phó chủ tịch nước và sẽ được trình lên các nhà lập pháp tại phiên họp thường niên của Quốc hội Nhân dân cấp cao vào ngày 5 tháng 3. Ông Tập sẽ được bổ nhiệm vào nhiệm kỳ thứ hai sau phiên họp kéo dài 2 tuần. 

Ông Tập Cận Bình đã bỏ qua mô hình lãnh đạo được đề xuất bởi Đặng Tiểu Bình, Kiến trúc sư cải cách kinh tế đất nước vào những năm 1980. 

Hai vị lãnh đạo tiền nhiệm trước ông Tập là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã phục vụ trong vòng 2 nhiệm kỳ mỗi nhiệm kỳ 5 năm, tuy nhiên ông Tập đã cho thấy ông có những tham vọng lớn hơn.

"Tư Tưởng Tập Cận Bình" được công nhận trong Hiến Pháp

Tại Đại hội Đảng 5 năm lần thứ 19 diễn ra vào tháng 10 năm 2017, ông Tập đã công bố Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị gồm có 7 thành viên mới, đó là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, trong đó vốn không rõ là người nào sẽ kế thừa vị trí của ông. Ông Tập đồng thời được trao nhiệm kỳ thứ hai, tiếp tục làm Tổng Bí Thư Đảng, một vị trí cũng không hề có thời hạn. 

Triết lý chính trị "Tư tưởng Tập Cận Bình" về chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới cũng đã chính thức được ghi nhận vô điều lệ Đảng, đây vốn là một vinh dự mà trước ông Tập, chỉ có cựu Chủ Tịch Mao mới được ghi nhận trong lịch sử. 

Ủy ban Trung ương đã đề xuất đưa "Tư Tưởng Tập Cận Bình" vào cả hiến pháp quốc gia, một lần nữa, ông Tập đã đánh dấu thêm một cột mốc ngang hàng với cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông. 

Kể từ khi ông nhận vai trò lãnh đạo Đảng vào cuối năm 2012, ông Tập đã tiến hành cuộc chiến chống lại nạn tham nhũng, trong đó có hơn một triệu người đã bị trừng phạt. Một số người cho rằng chiến dịch này là phương tiện để ông thanh trừng những phe phản đối trong nội bộ. 

Một kết quả quan trọng khác của Đại hội Đảng lần thứ 19 là quyết định thành lập cơ quan chống tham nhũng, thuộc Ủy ban Giám sát Quốc gia, sẽ điều phối các cuộc điều tra ở các cấp chính quyền, và mở rộng phạm vi ra cả những thành viên không phải là Đảng viên.

'Không có sự chống đối nào diễn ra'

Ông Tập đã chính thức công bố với Đảng vào hôm thứ bảy về việc Hiến pháp là chìa khóa quan trọng trong việc xây dựng một xã hội thịnh vượng, một quốc gia văn minh và thực hiện "Giấc mơ trẻ hóa đất nước của người Trung Quốc" - đây cũng là câu khẩu hiệu của ông về việc khôi phục lại vinh quang của đế chế xưa. 

"Không có bất cứ tổ chức hay cá nhân nào có đặc quyền qua mặt hiến pháp và pháp luật," tờ Tân Hoa Xã đã trích lại lời của ông Tập. 

Ông Tập hiện tại đang giữ những người thân cận nhất cùng tư tưởng với ông bên cạnh để củng cố quyền lực của mình. 

Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, ông Vương Kỳ Sơn đã từ chức Ủy ban Thường vụ vào tháng 10 năm ngoái, khi ông 69 tuổi, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định truyền thống. 

Tuy nhiên vào đầu năm nay, ông Vương đã được chọn vào vị trí đại diện phiên họp Quốc hội thường niên sắp diễn ra, dấy lên nhiều suy đoán rằng ông có thể trở thành Phó Chủ tịch trong Chính quyền của ông Tập, hoặc một vị trí nào đó có sức ảnh hưởng lớn. 

Một trong những đồng minh khác là ông Lật Chiến Thư, thành viên mới của Ủy ban Thường vụ, có khả năng sẽ trở thành  người đứng đầu Quốc Hội. 

"(Ông Tập) đã có thể bảo đảm rằng việc cải tổ hiến pháp của ông sẽ không vấp phải sự phản đối nào," Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông Baptist chia sẻ. 

Nhiệm kỳ của ông Tập đã đánh dấu sự trở lại của hệ tư tưởng sùng bái cá nhân và cuộc đàn áp lớn về dân chủ và nhân quyền. 

Đầu năm nay, người phát ngôn của Đảng - tờ People Daily đã củng cố thêm vị trí của ông Tập bằng một bài viết, trong đó lần đầu tiên ông Tập được nhắc đến như một "lingxiu", một hình ảnh lãnh đạo tương tự như trong thời đại của ông Mao, nhưng khôn khéo hơn và ghê gớm hơn cả chế độ trước đó. 

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 26 February 2018 3:08pm
Updated 29 July 2019 3:25pm
By Minh Phuong
Source: AFP, SBS


Share this with family and friends