Ấn Độ đối phó với số ca COVID-19 tăng nhanh và một biến thể mới “đột biến kép”

The deserted Sadar Bazar wholesale market in New Delhi

The deserted Sadar Bazar wholesale market in New Delhi Source: AAP

Ấn Độ đang phải chật vật đối phó với số ca nhiễm COVID tăng liên tục trong nhiều ngày và một biến thể coronavirus "đột biến kép" mới. Các quan chức y tế Anh đang điều tra biến thể mới, nhưng nói rằng chưa có đủ bằng chứng để xem đó là mối quan tâm nghiêm trọng.


Các quan chức y tế ở Ấn Độ cho biết nước này đang phải đối phó với sự gia tăng đột ngột các ca nhiễm COVID-19. Hiện cứ ba người ở thủ đô New Delhi thì ít nhất có một người dương tính với virus.

Hôm 18/4, Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm sử dụng oxy vào mục đích công nghiệp, để dành nguồn ôxy cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ chuyên khoa Mishra cho biết ông ngày càng lo ngại về số ca nhiễm kỷ lục được ghi nhận.

“Tôi ước đoán có thể lên từ 500.000 đến 1 triệu ca mỗi ngày… và đó sẽ là một tình huống rất tệ vì hiện tại tất cả các bệnh viện đều quá tải và tình hình rất căng thẳng. Điều gì sẽ xảy ra trong những tuần tới? Tôi thực sự sợ rằng lần này đại dịch đã vượt khỏi tầm kiểm soát.”

Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với một biến thể coronavirus mới được các quan chức y tế mô tả là "đột biến kép" và đang được cơ quan y tế Anh điều tra. Ban đầu, biến thể này được phát hiện ở bang Maharashtra.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên kế hoạch cho một chuyến công du tới Ấn Độ bất chấp những lo ngại về biến thể mới.

Trong khi đó Bộ trưởng Môi trường của Vương quốc Anh, George Eustice, cho biết cho đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để nói rằng đó là một mối lo lắng nghiêm trọng.
“Tôi được biết rằng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy biến thể này có thể kháng vắc-xin, hoặc là nó dễ lây lan hơn các biến thể khác. Nhưng chúng tôi đang xem xét nó.”
Tại Hoa Kỳ, hơn một nửa số người lớn ở Mỹ từ 18 tuổi trở lên hiện đã được tiêm ngừa coronavirus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết chương trình tiêm chủng đã đạt một cột mốc quan trọng ở đất nước đã có hơn 560.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19.

Nhưng hiện vẫn còn những lo ngại về vắc-xin Johnson & Johnson do nghi ngờ liên quan đến chứng máu đông.

Tiến sĩ Anthony Fauci nói với CNN rằng lời khuyên y tế về nguy cơ vắc xin cần phải rõ ràng.

“Chúng tôi chỉ muốn xem xét kinh nghiệm của chúng tôi với vắc-xin Johnson & Johnson, và không mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định đó.”

Tại Israel, chính phủ đã dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng và mở cửa lại hoàn toàn hệ thống giáo dục như một phần của việc nới lỏng các hạn chế mới nhất về coronavirus.

Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng qui định đeo khẩu trang không dở bỏ hoàn toàn.

“Có hai điều tôi muốn nhấn mạnh. Đầu tiên là chúng ta chưa hoàn toàn bỏ qui định đeo khẩu trang. Bên trong các tòa nhà và lớp học vẫn phải đeo khẩu trang, ở không gian bên ngoài thì khuyến cáo đeo khi mọi người đang tụ tập. Nói chung là trong nhà thì phải đeo, ra ngoài thì có thể không đeo. Điều thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là dịch bệnh vẫn chưa kết thúc vì nó có thể quay trở lại.”

Việc triển khai tiêm chủng của Israel cũng đang diễn ra nhanh chóng, với mục tiêu đến tháng Năm nước này sẽ trở lại đón khách nước ngoài đã tiêm vắc-xin.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đang hoàn thiện các kế hoạch để nới lỏng các hạn chế COVID-19 đối với những du khách từ Hoa Kỳ đã tiêm vắc-xin.

Ông Macron nói với CBS rằng mục tiêu là nới lỏng dần các quy tắc liên quan đến coronavirus.

“Chúng tôi sẽ dần dần dỡ bỏ các hạn chế vào đầu tháng 5 cho công dân Pháp, châu Âu và cả công dân Mỹ.”

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share