Quốc gia có dân số đông thứ hai trên thế giới là Ấn Độ, sẽ tiến hành chiến dịch chủng ngừa qui mô vào tuần tới, sau khi các nhà điều hành đã chấp thuận hai loại vắc xin chống COVID-19.
Một loại do đại học Oxford và công ty có trụ sở tại Anh quốc là AstraZeneca chế tạo, còn loại kia do công ty Ấn sản xuất là Bharat Biotech.
Giám đốc kiểm soát dược phẩm Ấn Độ là ông Venugopal Somani, cho biết việc chấp thuận sau khi các dữ kiện được xem xét cẩn thận.
“Giai đoạn thử nghiệm 1 và 2 với vắc xin Bharat Biotech, đã được tiến hành với khoảng 800 người và kết quả cho thấy, vắc xin an toàn và mang lại phản ứng miễn nhiễm mạnh mẽ".
"Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu tại Ấn Độ, với 25,800 người tình nguyện và cho đến nay, có khoảng 22,500 người tham gia đã được chủng ngừa trên khắp nước, ngoài ra vắc xin tìm thấy an toàn cho đến nay”, Venugopal Somani.
Với dân số gần 1,4 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của coronavirus sau Hoa Kỳ, với số ca nhiễm hơn 10,3 triệu và có 149,435 người chết, mặc dù mức lây nhiễm giảm xuống đáng kể, từ đỉnh điểm vào giữa tháng 9.
Quốc gia nầy hy vọng, sẽ tiêm chủng miễn phí cho 300 triệu người trong số 1,35 tỷ dân, trong 6 đến 8 tháng đầu năm nay.
Bà Lipika Nanda thuộc Hiệp hội Y tế Công cộng Ấn Độ cho đài BBC biết rằng, sẽ có nhiều thách thức để đạt đến mục tiêu.
"Ấn Độ sẽ không chủng ngừa 300 triệu người cùng một lúc".
"Tôi nghĩ kế hoạch là ưu tiên cho những người thuộc diện thứ nhất, rồi đến người thuộc nhóm thứ hai và tiếp tục như vậy".
"Điều quan trọng là bảo vệ sức khoẻ của nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu, như cảnh sát chẳng hạn".
"Tôi nghĩ họ là những người được ưu tiên trong danh sách và nên được tiêm chủng trước tiên”, Lipika Nanda.
Cơ quan theo dõi về y tế công cộng, Hệ thống Hành động về Thuốc Men tại Ấn Độ cho biết, họ quan tâm đến vắc xin địa phương được chấp thuận, ngay cả chưa được thử nghiệm qui mô.
Nhóm nầy nói rằng, họ muốn có thêm thông tin về viễn tượng của các vụ thử nghiệm lâm sàng và kế hoạch sử dụng cả hai loại vắc xin nói trên.
Trong khi đó, quốc gia có dân số đông nhất trong thế giới Ả Rập là Ai Cập, đã chấp thuận việc sử dụng loại vắc xin do Trung Quốc chế tạo, có tên là Sinopharm.
Còn tại Mỹ, việc chủng ngừa COVID-19 chậm trễ, đã gặp sự chỉ trích mới mẻ.
Chính phủ Mỹ hứa hẹn sẽ tiêm chủng cho 20 triệu người Mỹ, liều vắc xin thứ nhất vào ngày 1 tháng 1, thế nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 4 triệu người được tiêm chủng mà thôi.
Chuyên gia hàng đầu về lây nhiễm của Mỹ là Tiến sĩ Anthony Fauci, cho chương trình Gặp gỡ Báo chí của đài NBC biết rằng, mức độ nay được nhanh chóng hơn.
“Nếu quí vị nhìn vào 72 tiếng đồng hồ vừa qua, có khoảng 1 triệu rưỡi người đã chủng ngừa, trung bình là nửa triệu người mỗi ngày".
"Việc nầy tốt hơn là chủng được 4 triệu người, so với 20 triệu được hứa hẹn trong thông báo trước đây".
"Vì vậy những gì tôi nói hiện giờ, là chúng ta không ở trong một vị thế mong muốn, mà phải làm tốt hơn nữa".
"Thế nhưng hãy cho chúng tôi một hay hai tuần lễ trong tháng nầy, để thấy chúng tôi có thể gia tốc công việc, vốn đã chậm lại do mùa lễ hội”, Anthony Fauci.
Trong khi đó, Mỹ ghi nhận có hơn 20 triệu ca nhiễm COVID-19 và có 351 ngàn người chết do coronavirus.
Còn tại Zimbabwe, một lệnh phong tỏa toàn quốc trong 30 ngày được ban hành, sau khi có sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong mùa lễ hội.
Các ca nhiễm COVID-19 tăng gấp đôi kể từ tháng 11 lên đến 14 ngàn vụ, với 369 người chết.
Lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng cũng được tái áp dụng.
Phó Tổng Thống Constantino Chiwenga cho biết, chỉ có các dịch vụ thiết yếu như bệnh viện, hiệu bán thuốc và siêu thị, được phép mở cửa trong thời gian phong tỏa.
“Các tang lễ không được quá 30 người tham dự. Mọi việc tụ tập khác như lễ cưới, nhà thờ, quán rượu, cửa hàng bán rượu, phòng tập thể dục, nhà hàng đều bị cấm trong 30 ngày".
"Các biện pháp phòng chống COVID-19 hiện nay sẽ được thi hành chặt chẽ”, Constantino Chiwenga.
"Họ có nghĩ đến những người bệnh không, hay chỉ nghĩ đến chuyến đi nghỉ hè và chỉ làm những chuyện vui vẻ cho riêng mình. Điều nầy khiến tôi đau lòng quá đỗi”, Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô.
Quốc gia ở miền Nam Phi Châu nầy, hiện chiến đấu chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, lạm phát phi mã và mức thất nghiệp cao.
Một nhóm đại diện cho những người trong ngành nhân dụng không chính thức, là Sáng kiến của Người Bán Hàng Về Thay đổi kinh tế và Xã hội tại Zimbabwe nói rằng, các biện pháp trợ cấp xã hội cần được hoàn thiện, để làm giảm nhẹ hậu quả của lệnh phong tỏa khắc nghiệt.
Chủ đề về việc phong tỏa toàn quốc, hiện cũng được thảo luận tại Anh quốc.
Lãnh đạo đảng Lao động Anh quốc là Sir Keir Starmer cho rằng, một hành động như vậy rất cần, để đối phó với con số nhiễm bệnh ngày càng gia tăng, vốn có liên hệ với một dòng virus dễ lây nhiễm hơn xuất hiện tại khắp địa phương.
“Virus rõ ràng vượt quá vòng kiểm soát và Thủ Tướng ngụ ý sẽ có những hạn chế thêm nữa là không tốt, trong một hay hai hoặc 3 tuần lễ nữa".
"Việc chậm trễ đó, là nguyên nhân cho quá nhiều vấn đề xảy ra".
"Vì vậy tôi yêu cầu phải có các hạn chế ngay bây giờ, phong tỏa toàn quốc trong vòng 24 tiếng đồng hồ nữa, đó phài là bước đầu tiên để kiểm soát virus”, Sir Keir Starmer .
Được biết, các hạn chế đã được thắt chặt vào Giao Thừa Năm mới, theo đó có 78 phần trăm dân chúng Anh ở tại nhà.
Trước đó Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, các hạn chế tại địa phương nước Anh có lẽ sẽ gắt gao hơn trong những tuần lễ sắp tới.
Còn Hy Lạp bắt đầu từ ngày 3 tháng nầy đã hoàn thành các hạn chế khắt khe hơn, buộc các tiệm uốn tóc, hiệu bán sách và các cửa hiệu khác đóng cửa, sau khi đã được mở ra vào những ngày trước Giáng Sinh.
Lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ bắt đầu một giờ sớm hơn trước là 9 giờ tối.
Phát ngôn nhân chính phủ Stelios Petsas cho biết, ngay cả việc chủng ngừa vắc xin bắt đầu tại nước nầy hồi tuần qua, thế nhưng các biện pháp nghiêm khắc hơn cũng cần đến, để giúp các trường học mở cửa lại vào ngày 11 tháng nầy.
Quốc Hội nầy ghi nhận có 139, 447 ca nhiễm và có 4881 người chết vì COVID-19.
Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô hiện quan ngại về tin tức một số người đi nghỉ mát ở hải ngoại, để tránh vụ phong tỏa do coronavirus.
Tuyên bố sau lễ ban phước vào buổi trưa hàng tuần, Ngài lên án những hành vi như vậy.
“Tôi đọc nhiều chuyện trên báo chí và mọi chuyện đều khiến tôi buồn bã".
"Chỉ một quốc gia tôi không nhớ tên, có hơn 40 máy bay đã rời khỏi trong một buổi chiều, để tránh phong tỏa và đi nghỉ hè".
"Thế nhưng những người nầy vốn là những con người tốt, có nghĩ đến những người ở lại nhà hay không, rồi các vấn đề kinh tế mà quá nhiều người bị ảnh hưởng do tình trạng phong tỏa?".
"Họ có nghĩ đến những người bệnh không, hay chỉ nghĩ đến chuyến đi nghỉ hè và chỉ làm những chuyện vui vẻ cho riêng mình".
"Điều nầy khiến tôi đau lòng quá đỗi”, Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô.
Còn tại Ả Rập Saudi, các viên chức loan báo các chuyến bay quốc tế sẽ tái tục và chấm dứt 2 tuần lễ cấm đoán, nhằm khống chế sự lây lan của loại COVID-19 biến thể tại Anh quốc.
Hơn một năm sau khi COVID-19 xuất hiện đầu tiên, đã có 1,8 triệu người chết và gần 85 triệu người nhiễm bệnh.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại