Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên thông báo, sẽ ngừng sử dụng vĩnh viễn vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, do có mối liên hệ tiềm ẩn với dạng cục máu đông hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.
Quyết định này sẽ đẩy lùi lịch trình kết thúc chương trình tiêm chủng của Đan Mạch, từ cuối tháng Bảy sang đầu tháng Tám.
Thế nhưng mốc thời gian mới đó, dựa trên việc sử dụng vắc-xin Johnson and Johnson, loại vắc-xin này được tung ra ở châu Âu, nhưng đã bị trì hoãn do lo ngại về cục máu đông tương tự.
Giám đốc y tế Đan Mạch là ông Soeren Brostroem, giải thích quyết định của họ.
“Chúng tôi đã đình chỉ việc sử dụng AstraZeneca ở Đan Mạch vào ngày 11 tháng 3, vì hết sức thận trọng vì những tác dụng phụ hiếm gặp của đề tài".
'Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tín hiệu với các chuyên gia trong nước và quốc tế, giờ đây chúng tôi tin chắc về tính hợp lý và nhân quả của hội chứng hiếm gặp này, đó là một trường hợp rất nghiêm trọng".
"Chúng tôi cũng ước tính nguy cơ của 1 trong 40 ngàn người được tiêm chủng".
"Vì vậy, hôm nay chúng tôi đã chọn tiếp tục chủng ngừa vắc xin, mà không có AstraZeneca".
"Đó không phải là vì chúng tôi tin rằng nó là một loại vắc-xin không tốt, quyết định của chúng tôi là theo tình hình cụ thể ở Đan Mạch”, Soeren Brostroem.
Được biết, Đan Mạch đã đình chỉ AstraZeneca vào tháng trước, sau khi một phụ nữ 60 tuổi chết với cục máu đông ở một số bộ phận trên cơ thể, chỉ một tuần sau khi bà nầy nhận được tiêm chủng.
Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn chưa xác định chính xác, loại vắc xin này có phải là nguyên nhân gây ra cái chết của bà ta hay không.
Chuyên viên y tế Camilla Foged từ Đại học Copenhagen cho biết, đây là một quyết định đầy thách thức đối với Đan Mạch, thế nhưng cuối cùng đây là quyết định phù hợp với đất nước.
“Nhà cầm quyền đã ra quyết định hết sức nhạy cảm, là ngưng sử dụng vắc xin AstraZeneca".
"Chúng ta không thể tiêm chủng vắc xin nầy, khi các phản ứng phụ hiếm hoi đã xảy ra".
"Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng, thì khi nào trường hợp kế tiếp sẽ xảy ra”, Camilla Foged.
Trong khi đó, cơ quan Y tế Thụy Điển loan báo ngưng việc chủng ngừa với vắc xin Johnson and Johnson.
Việc này phải chờ đợi kết quả xem xét của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu, trước khi quyết định các bước tiếp theo.
Cuộc điều tra của châu Âu đang làm việc chặt chẽ với các đối tác ở Hoa Kỳ, những người đang cân nhắc các lựa chọn.
Họ đang xem xét một số ít các cục máu đông bất thường, ở những người được tiêm một liều vắc xin của Johnson & Johnson.
Không rõ liệu 6 trường hợp cho đến nay, có chắc chắn liên quan đến vắc xin Johnson and Johnson hay không.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, bà Rochelle Walensky đã cung cấp thông tin cập nhật này trong một cuộc họp công khai trực tuyến, với các cơ quan y tế đang điều tra vấn đề.
“Những báo cáo về huyết khối đọng lại ở tĩnh mạch não và việc giảm tiểu cầu này, tương tự như những phúc trình về biến cố đông máu với giảm tiểu cầu ở châu Âu, sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca".
"Tôi biết thông tin chúng tôi đã trình bày có thể rất liên quan đến người Mỹ, đặc biệt là những người đã tiêm vắc xin Johnson and Johnson".
"Nguy cơ hình thành cục máu đông đặc biệt thấp, thế nhưng tôi cũng muốn nhắc lại với nhóm này là, những sự kiện này cũng cực kỳ hiếm".
"Điều này chứng tỏ rằng, các hệ thống an toàn mà chúng tôi đã có đang hoạt động”, Rochelle Walensky .
Về căn bản, các phòng khám cộng đồng như Howard Brown Health ở Chicago cho biết, việc tạm dừng là một bước lùi vì vắc xin một liều là một ưu thế, trong việc loại bỏ một thách thức chung.
Giám đốc Điều hành là ông Ken Griffin nói rằng, việc thuyết phục mọi người quay trở lại tiêm chủng liều thứ hai ở các cộng đồng kinh tế xã hội thấp, sẽ khó hơn vì nhiều lý do.
“Cộng đồng chăm sóc sức khỏe và tiêm chủng, đã có một mối quan hệ lịch sử rất rõ ràng".
'Có một mũi tiêm, nó cho phép những người đó đến để tiêm một mũi và họ đã hoàn thành, họ hiện đang có hiệu quả tiêm chủng từ 60 đến 70%".
"Vì vậy, bây giờ chúng tôi không có quyền quyết định hoàn toàn vào mũi thứ nhất và sẽ khó hơn, để cố gắng cho mọi người đến tiêm liều thứ hai”, Ken Griffin.
"Đó là họ có các lựa chọn khác nhau về vắc xin, như Pfizer và Moderna đang tung ra và đã chủng ngừa hàng triệu loại vắc xin rồi”, Mosa Moshabela.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ tiết lộ rằng Haiti và Venezuela, đã bác bỏ đề nghị cung cấp vắc xin AstraZeneca, trong chương trình Covax.
Các lô hàng nầy, nay sẽ được chuyển sang một quốc gia khác.
Tổ chức Y tế Liên Mỹ cũng lên án tình trạng căng thẳng mà các quốc gia châu Mỹ La Tinh phải đối diện, do việc tiếp cận không đồng đều với vắc xin chống COVID-19.
Tiến sĩ Carissa Etienne kêu gọi, nên có sự đoàn kết để chấm dứt nạn chia rẽ.
“Đây là một bi kịch đang diễn ra, mà chúng ta đã phải sống chung trong năm qua".
"Tác động của đại dịch đến nỗi không một quốc gia, một chính phủ nào, một nhà lãnh đạo chính trị nào có thể nhìn theo hướng khác lúc này".
"Chúng ta phải đối mặt với gánh nặng bất bình đẳng, nếu không khu vực của chúng ta sẽ vẫn dễ bị tổn thương bởi đại dịch này và đại dịch tiếp theo rồi tiếp theo nữa”, Carissa Etienne.
Hiện thời Haiti chẳng có một liều vắc xin nào, để chủng ngừa cho dân số 11 triệu dân.
Trong khi đó, phát ngôn nhân của chính phủ Pháp là ông Gabriel Attal nói rằng, vắc xin Johnson and Johnson có thể được sử dụng tương tự như vắc xin AstraZeneca, tức là chỉ tiêm chủng cho những người trên 55 tuổi.
“Như chúng ta đã biết, vắc xin AstraZeneca làm dấy lên sự e dè và nghi ngờ, ngay cả trong một số lớn đồng bào của chúng ta".
"Tôi hiểu có thể có sự dè dặt bởi vì đã có vài tháng, phải nói rằng có một số người trong các tổ chức khoa học đã được đưa ra, liên quan đến việc ai nên tiêm nó, loại vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho ai".
"Đây là loại vắc xin ban đầu được khuyên dùng cho các nhóm tuổi trẻ hơn ở Pháp, nhưng giờ đây được khuyến cáo cho các nhóm tuổi lớn hơn".
'Vì vậy, tôi hoàn toàn có thể hiểu rõ người Pháp đang đặt câu hỏi cho chính họ trong hoàn cảnh này”, Gabriel Attal.
Tại Nam Phi, hiện không có vắc xin nào khác hơn là một lô hàng lớn lao, với vắc xin Johnson and Johnson.
Vắc xin nầy được gởi đến 1,2 triệu nhân viên y tế Nam Phi, như là một phần trong cuộc nghiên cứu qui mô, thế nhưng không sử dụng cho đại đa số quần chúng, do nó chưa được chính thức chấp nhận để sử dụng tại nước nầy.
Một nhân viên y tế là ông Mosa Moshabela cho biết, kế hoạch của Nam Phi là bắt đầu chủng ngừa qui mô vào tháng tới, thế nhưng việc nầy tùy thuộc vào vắc xin Johnson and Johnson và hy vọng có thêm một số vắc xin Pfizer nữa.
Kế hoạch dự trù sẽ tiêm chủng 40 triệu người, cho đến cuối tháng 2 năm 2022.
“Ban đầu tôi đã thất vọng, phần lớn vì tôi hiểu rằng Hoa Kỳ có những lý do cụ thể để tạm dừng và có một hoàn cảnh cụ thể nữa".
"Đó là họ có các lựa chọn khác nhau về vắc xin, như Pfizer và Moderna đang tung ra và đã chủng ngừa hàng triệu loại vắc xin rồi”, Mosa Moshabela.
Trong khi đó, Pfizer loan báo sẽ gia tăng việc giao vắc xin cho Liên Âu đến 25 phần trăm số lượng vào tam cá nguyệt nầy, trong một cố gắng nhằm giúp cho khối nầy vượt qua những vụ đình hoãn.
Còn hãng dược phẩm Hoa Kỳ BioTech sẽ nâng mức sản xuất là 50 triệu liều dự trù cho quí thứ tư, cũng như thêm 200 triệu liều vắc xin chống COVID-19 đã có kế hoạch sẵn.
Công ty nầy đã cung cấp khoảng 66 triệu liều vắc xin chống COVID-19 cho Liên Âu, trong 3 tháng đầu năm nay.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.