Bà Melita Vlassopoulos, 86 tuổi, nay hoàn toàn dựa vào con gái Kathy để có thể tiếp tục sống một mình trong nhà.
Hai mẹ con sống trong hai ngôi nhà sát vách nhau, tại Bắc Melbourne. Bà Kathy đi mua chợ, làm tất cả mọi việc nhà cho mẹ, và nấu ăn. Bà nói đó là nghĩa vụ và tình thương.
‘Tôi không cảm thấy đây là công việc nặng nhọc, tôi không cảm thấy đây là việc tôi bị bắt buộc phải làm. Đây là một phần của chúng tôi, những người trong một gia đình. Nếu chúng tôi sống tại một ngôi làng ở Hy Lạp, thì đây là điều rất bình thường, những người già sẽ được con cái chăm sóc’.
Bà Kathy là một trong hơn 2,6 triệu người chăm sóc tự nguyện khắp nước Úc, đang phải lo toan thêm cuộc sống của thân nhân già yếu hoặc bệnh tật, vốn là nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19.
Đây là lực lượng mà CEO của tổ chức cao niên Úc, giáo sư John McCallum gọi là những anh hùng thầm lặng của đại dịch Covid-19.
‘Họ là lực lượng vô cùng đông đảo, mang lại giá trị tới 60 tỷ đô la mỗi năm, chúng tôi nghĩ họ nên được đưa vào một hệ thống dịch vụ tốt hơn và có tổ chức hơn hiện nay’.
Giáo sư McCallum nói những người chăm sóc tự nguyện phải chịu đựng cả về tinh thần và thể xác suốt hai tháng qua, nhiều người hạn chế ra đường tối đa để giữ an toàn cho thân nhân trong nhà.
‘Nhiều người không muốn đi viện dưỡng lão. Y tá cũng không đến nhà chăm sóc vì vậy mọi gánh nặng dồn lên vai những người chăm sóc tự nguyện. Đặc biệt trong lúc mà mọi người bị hạn chế đi lại, họ càng bị chôn mình giữa bốn bức tường và tiếp tục công việc chăm sóc người già yếu hoặc bệnh tật’.
Nghiên cứu của tổ chức cao niên quốc gia National Seniors Australia cho biết tới 22% những người trên 50 tuổi đang chăm sóc cho bạn đời, cha mẹ già hoặc con cái lớn.
Trong số đó, hơn 50% thuộc nhóm phải chăm sóc đặc biệt từ mức độ trung bình đến mức độ cao, để hỗ trợ thân nhân suốt 26 giờ một tuần.
Tổ chức National Seniors nói đại dịch khiến số lượng người chăm sóc tự nguyện tăng lên, vì giờ đây nhiều đứa con muốn tự chăm sóc cha mẹ già trong nhà, thay vì đưa họ đến viện dưỡng lão. Nhiều cơ sở dưỡng lão trong thời gian qua là nơi dịch bệnh bùng nổ.
Chính phủ liên bang hồi tuần trước đã thay đổi đạo luật trợ cấp chăm sóc cao niên để giúp quá trình chống đỡ dịch bệnh được dễ dàng hơn.
Tổng trưởng về chăm sóc cao niên Richard Colbeck nói:
‘Từng có quy định các cư dân của viện dưỡng lão có thể vắng mặt hoặc rời khỏi trung tâm chăm sóc trong vòng 52 ngày mà không bị phạt tiền, nhưng dĩ nhiên đại dịch Covid-19 đã kéo dài hơn thời gian nghỉ phép này nhiều’.
Quy định mới nay cho phép các cư dân rời khỏi viện dưỡng lão trong khoảng thời gian lâu hơn khi gặp tình huống khẩn cấp, mà không bị mất tài trợ của chính phủ.
Thượng nghị sĩ Colbeck nói khoảng 500 cư dân cao niên đã bị loại khỏi danh sách tài trợ chăm sóc cao niên trong đại dịch.
‘Chúng ta may mắn vì chỉ có 1% các cơ sở chăm sóc cao niên bị lây nhiễm coronavirus. Đa số các cơ sở đó đều có quy mô nhỏ nên đã nhanh chóng lau chùi và khử trùng để đẩy lùi dịch bệnh’.
Tuy nhiên đó là 1% nguy cơ mà bà Kathy không muốn mẹ mình bị dính vào. Bà vẫn tiếp tục chăm sóc mẹ tại nhà tới chừng nào có thể.
‘Đó là sự bất hạnh và đau buồn, nếu một người không có nhiều thế hệ sống bên mình, bạn học hỏi được rất nhiều giữa các thế hệ với nhau’.
Và quý vị có thể cập nhật tin tức coronavirus bằng tiếng Việt mới nhất tại sbs.com.au/coronavirus.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại