Cố gắng nhằm ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh coronavirus, khiến hàng ngàn vị cao niên người Úc cảm thấy bị cô đơn về mặt xã hội.
Một trong số nầy là ông Tony Labbozzetta, vốn đã đóng góp lớn lao cho làng túc cầu Úc trong 50 năm qua.
Ông là cựu chủ tịch của câu lạc bộ Marconi, một câu lạc bộ được các di dân thành lập sau đó trở thành một nơi có giấy phép, cùng với việc sở hữu một sân bãi riêng.
Là một người cao niên về hưu, ông dành thời giờ cho các hoạt động của câu lạc bộ để an ủi.
Ông và những người bạn thường có mặt tại trụ sở của câu lạc bộ, trải qua hàng giờ cho các buổi ăn tối tại nhà hàng trong câu lạc bộ cũng như đánh bài với thời giờ bất tận với nhau.
Ông cho biết, việc giới hạn của đại dịch coronavirus khiến nhiều người cảm thấy thất vọng.
“Có một đôi nhóm gọi điện thoại đến tôi chẳng ngừng nghỉ và nói rằng, ‘Hãy tụ tập lại và chơi bài cùng nhau, tôi không thể ở nhà được nữa và đã quá đủ rồi’.
"Vì vậy, tôi giả dụ trong một số trường hợp với một số đồng nghiệp của chúng tôi, tôi tìm cách ảnh hưởng họ qua việc khuyên họ nên bình tỉnh một chút”, Tony Labbozzetta.
Đối với nhiều người cao niên Úc, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khoẻ, câu lạc bộ và quán rượu, được xem là tâm điểm trong cuộc sống xã hội của họ.
Ông Danny Fitzerald là chủ tịch của câu lạc bộ RSL Petersham thuộc khu nội ô Sydney, đã buộc bị đóng cửa ít lâu trước đó.
Ông nhận được nhiều cú gọi điện thoại và viếng thăm của các thân chủ yêu cầu được vào trong, thế nhưng ông buộc phải bảo họ ra về.
Ông tin rằng, rất nhiều người lo âu trong cộng đồng là do kết quả của việc đóng cửa câu lạc bộ.
“Tôi nghĩ nhiều người trong bọn họ đang cảm thấy cô đơn vào lúc nầy khi ở nhà và dĩ nhiên, một số lại thiếu hiểu biết về Anh ngữ”, Danny Fitzerald.
“Vâng họ thiếu việc giao lưu xã hội với những người khác, nó chẳng giống như khi nói chuyện qua điện thoại, bởi vì quí vị chẳng thấy mặt nhau, vì vậy nó hoàn toàn khác biệt”, Esther Rhodes
Các nơi nầy là ngôi nhà thứ hai của nhiều thân chủ đa sắc tộc, bao gồm nhiều người Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Macedonia và Ý.
Ông cho biết, đi đến club là một phần quan trọng trong cuộc đời của họ.
“Nhiều người trong họ có mặt ở đây 7 ngày trong tuần, chỉ để giao tiếp xã hội mà thôi, như gặp gỡ bạn bè, hay gặp những người nói cùng ngôn ngữ”, Danny Fitzerald.
Một hội viên của câu lạc bộ là bà Esther Rhodes, thường ở trong club đến 5 ngày trong tuần.
Bà nầy di cư từ Tanzania ở Phi Châu đến Úc từ 40 năm trước và nay tiêu qua thời giờ trong việc đọc sách, đi bộ trong vườn và trồng rau quả.
Bà cho biết, bà và bạn bè rất nhớ không khí trong câu lạc bộ rất nhiều.
“Vâng họ thiếu việc giao lưu xã hội với những người khác, nó chẳng giống như khi nói chuyện qua điện thoại, bởi vì quí vị chẳng thấy mặt nhau, vì vậy nó hoàn toàn khác biệt”, Esther Rhodes
Với những thân chủ nầy, họ hy vọng câu lạc bộ sẽ được mở cửa lại càng sớm càng tốt.
Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus trong ngôn ngữ của mình tại trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại