Chủ đề năm nay mang tên ‘Đồng Hành Với Người Tỵ Nạn‘ nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia và hiểu biết về chính sách định cư mới của người tầm trú.
Đánh dấu ngày Tỵ nạn Thế giới, khiến cho cô Rnita Dacho từ Syria liên tưởng đến cuộc sống mới của cô tại nước Úc.
Cô gái 27 tuổi lánh nạn nội chiến ở Syria hồi năm 2015, nay sống tại Sydney.
“Đó không phải là một chọn lựa cho chúng tôi khi đứng về phía người dân, khi chọn cách bảo vệ người dân và bảo vệ sự tự do của mọi người".
"Vì vậy chúng tôi chống lại chế độ và việc nầy khiến cho chính quyền đàn áp gia đình tôi, vì vậy đó là lúc chúng tôi phải tìm cách ra đi lánh nạn, vi quá nguy hiểm khi ở lại”, Rnita Dacho.
Trong 4 năm, cô học về ngành thương mại và làm việc toàn thời.
Cô cũng là đại sứ trong Tuần lễ Tỵ nạn và cô muốn đẩy mạnh chủ đề của năm nay, có tên là ‘Đồng Hành Với Người Tỵ Nạn’, nhằm khuyến khích việc giúp đỡ tốt hơn cho những người mới đến Úc.
“Tôi phải hồi đáp cho cộng đồng về những gì đã nhận được, vì tôi cảm thấy họ cho tôi một nơi chốn yên ổn để ở lại, rồi cứu giúp tôi và gia đình cũng như những người tỵ nạn khác".
"Vì vậy tôi cảm thấy có bổn phận phải trả lại, chỉ cần cho tôi có cơ hội. Và những cáo buộc như người tỵ nạn không muốn làm việc hay học hành, thì hãy nhìn vào chúng tôi và các câu chuyện thành công khác”, Rnita Dacho.
Cũng với thông điệp tương tự từ cộng đồng Tỵ nạn Ethiopia, cô Misra Ibrahim đã trốn khỏi xứ sở hồi năm 2015, sau nhiều năm bị kỳ thị ngay chính trong gia đình của cô.
“Do các lý lịch của chúng tôi, nhiều người phỏng đoán chúng tôi là những kẻ phạm pháp hay đại loại như vậy".
"Rồi chúng tôi sẽ không làm chuyện gì tốt đẹp cho xã hội cả, thế nhưng chuyện đó là không đúng”, Mirsa Ibrahim.
"Trong nhiều thập niên nước Úc dẫn đầu thế giới trong việc bảo vệ người tỵ nạn, thế nhưng trong 25 năm qua, chúng ta đã có những luật lệ đi lạc hướng”, Jane McAdam.
Được biết các nhóm tôn giáo cũng nhân cơ hội nầy để kêu gọi chính phủ Úc, hãy nghĩ lại về chính sách tỵ nạn, khi giam giữ thuyền nhân ở ngoài nước Úc.
Úc đã là mục tiêu cho những chỉ trích từ Liên hiệp quốc, về tiến trình thanh lọc ở hải ngoại và chính sách quay thuyền ra biển..
Ông Paul Power thuộc Hội đồng Tỵ nạn Úc châu nói rằng, đây là một cơ hội để thảo luận về những thay đổi.
“Thông điệp quốc tế mà Úc đã gởi đi về những vụ đối xử khắt khe với người tầm trú hiện được nhiều người nghe biết, hơn là sự kiện là nước nầy giữ một vai trò đáng kể trong việc chào đón hàng ngàn người tỵ nạn và nước Úc thực sự đã trưởng thành, khi trở thành một xã hội hoàn toàn đa dạng và tương đối gắn bó”.
Còn giáo sư Jane McAdam thuộc trung tâm Kaldor về Luật Tỵ nạn Quốc tế cũng đồng ý.
“Tôi nghĩ điều tối quan trọng là mọi người hồi tưởng lại sự kiện là trong những tình huống khác nhau, họ cũng phải lánh nạn để giữ an toàn và giữ được tính mạng".
"Những gì chúng ta cũng cần nhớ đến ,là một chính sách tỵ nạn thành công không chỉ là việc quản lý biên giới, mà là thực sự cung cấp cho những người cần được bảo vệ an toàn và một tương lai cho họ”, Jane McAdam.
Con số người hàng năm được nhận vào Úc theo diện nhân đạo là 118,750 người.
Giáo sư McAdam tin rằng, có những nhu cầu cần thay đổi mạnh mẽ về chính sách tại Úc.
“Chúng tôi kêu gọi có một chính sách nhân đạo và ưu ái hơn, thế nhưng cũng là một đường lối luật pháp để bảo vệ người tỵ nạn khi họ tìm nơi lánh nạn".
"Trong nhiều thập niên nước Úc dẫn đầu thế giới trong việc bảo vệ người tỵ nạn, thế nhưng trong 25 năm qua, chúng ta đã có những luật lệ đi lạc hướng”, Jane McAdam.
Tuần lễ Tỵ nạn Quốc tế sẽ tiếp tục cho đến ngày 22 tháng 6.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại