Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như đã đạt được một cuộc lội ngược dòng về mặt ngoại giao với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc họp G7 tại Biarritz.
Tổng thống Pháp hy vọng sẽ giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân chung và đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, khiến nước này đáp trả bằng cách ngăn chặn các tàu chở dầu ở Eo biển Hormuz.
Đây là hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 45 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức và Ý.
Trong chương trình nghị sự năm nay, thỏa thuận hạt nhân của Iran, vấn đề Brexit và cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là những chủ đề nóng được đem ra bàn thảo.
Trung Quốc đã liên lạc với những người chịu trách nhiệm về thương mại cấp cao của chúng tôi và mời gọi hãy quay lại bàn đàm phán. Donald Trump
Các nhà lãnh đạo thảo luận sôi nổi về những lo ngại liên qua đến chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Trung Quốc hiện đã liên lạc với ông, nhằm tìm kiếm một giải pháp.
“Trung Quốc đã liên lạc với những người chịu trách nhiệm về thương mại cấp cao của chúng tôi và mời gọi hãy quay lại bàn đàm phán. Vì vậy, chúng tôi sẽ quay lại các cuộc thảo luận, tôi nghĩ họ muốn làm gì đó. Trung Quốc đã bị tổn thương rất nặng nhưng họ cần hiểu rằng đó là điều đúng đắn. Tôi rất tôn trọng họ. Đây là một sự phát triển rất tích cực cho thế giới."
Thủ tướng Scott Morrison cũng có cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Donald Trump, thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thảo luận về đóng góp của Úc trong nỗ lực chung do Hoa Kỳ lãnh đạo để bảo vệ việc vận chuyển dầu ở eo biển Hormuz.
Ông Morrison cũng nắm bắt thời điểm này để thúc đẩy hành động chống lại các tài liệu cực đoan bị phát tán trên các mạng xã hội.
“Khi mạng xã hội ở trong tay những kẻ khủng bố và những kẻ muốn tìm cách làm hại người khác, chúng có thể trở thành một vũ khí. Các quy tắc chúng ta áp dụng trong cuộc sống thực cũng nên được áp dụng trong thế giới kỹ thuật số. Đó là một trong những thay đổi lớn nhất mà chúng ta chứng kiến trong nền kinh tế toàn cầu và điều quan trọng là hệ thống của chúng ta phải theo kịp những thay đổi đó”.
Cùng với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, G7 cũng nhấn mạnh những vấn đề mà Nhật Bản phải đối mặt sau khi Nam Hàn hủy bỏ thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản.
G7 năm nay cũng là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên có sự góp mặt của Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, người đãcó buổi hội đàm với Chủ tịch Liên minh châu Âu Donald Tusk để thảo luận về Brexit.
Ông Boris Johnson cũng đã gặp thủ tướng Scott Morrison và thảo luận về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit có thể có giữa Anh và Úc.
Phó giáo sư Felix Patrikeff, từ Viện quốc tế sự vụ Úc, nói rằng có ít sự đồng thuận đã đạt được về việc này và nhiều vấn đề bỏ ngỏ khác tại hội nghị thượng đỉnh này.
"Tất cả những người nước tham gia hội nghị đã rất cẩn thận khi xoay quanh vấn đề này và rõ ràng có rất ít thỏa thuận hoặc vấn đề chung được đặt ra. Câu hỏi là G7 có đáng để tiếp tục tồn tại như một tổ chức hay cần phải thay đổi để mang lại sự hữu ích.”
Nga đã bị đình chỉ khỏi G8 vào năm 2014 khi họ sáp nhập Crimea. Trung Quốc chưa bao giờ tham gia hội nghị này, nhưng đây lại là nền kinh tế lớn thứ hai, nước này thực sự nên tham gia. Felix Patrikeff
Giáo sư Patrikeff nói rằng có lẽ đã đến lúc G7 cần phân tích làm thế nào để tổ chức này có thể tiến về phía trước và bao quát nhiều sức mạnh và quyền lức hơn để thay đổi các vấn đề trên thế giới.
Ông nói rằng Nga và Trung Quốc cần được đưa vào để hội nghị thượng đỉnh vẫn vì họ là những quốc gia có liên quan.
"Nga đã bị đình chỉ khỏi G8 vào năm 2014 khi họ sáp nhập Crimea. Và Trung Quốc chưa bao giờ tham gia hội nghị này, nhưng đây lại là nền kinh tế lớn thứ hai, nước này thực sự nên tham gia.
Tuy nhiên G7 hoạt động dựa trên các giá trị chung, đó là lý do tại sao lợi ích của nó dường như đã không còn thực sự tồn tại - những giá trị chung không rõ ràng trong cách các đối tác giao dịch với nhau”.