84% giáo viên tại Úc muốn bỏ việc vì căng thẳng

A Covid-19 closure sign on the gate of a school

A Covid-19 closure sign on the gate of a school Source: AAP

Học sinh thuộc các khoá học phải trải qua sự phong toả vì dịch COVID-19 đã phải đối mặt với nhiều tuần học tập từ xa, chỉ tiếp xúc giáo viên của họ trên màn hình và hoàn thành bài tập ở trường ngay tại nhà. Tuy nhiên sự phong toả khiến việc học thậm chí còn khó khăn hơn đối với những ai đang học về nghề giáo. Đối với những giáo viên trẻ đầy khát vọng, việc học để trở thành một nhà giáo dục trong thời kỳ đại dịch là một thách thức lớn lao nếu họ không có được sự tương tác trực tiếp vô cùng quan trọng với học sinh.


Charlie Panteli là sinh viên năm thứ hai ngành Cử nhân Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Công giáo Úc thuộc thành phố Melbourne.

Anh mô tả việc học trực tuyến thật sự khó khăn trong năm nay vì anh đã bị bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm kỳ thực tập t rực tiếp trong một vài môn học về thực tập của mình.

Chúng tôi không có bất kỳ kinh nghiệm nào, kể cả kinh nghiệm thực tập dạy cho bạn bè và dạy các môn học, hoặc thậm chí chúng tôi cũng không thể đến một lớp học để làm quen với trẻ em và cách một trường học hoạt động như thế nào.

Sinh viên 30 tuổi này đã học hầu hết các môn học qua mạng trong khoá học 4 năm của anh, và cho đến nay thậm chí các đợt kiến tập và những chuyến thăm thực địa đến một trường học, đều bị hủy bỏ.

Anh biết rằng nhiều sinh viên khoá trước đã được ưu tiên nhận vị trí dạy học tại một trường học trước khi họ tốt nghiệp.

Nhưng anh rất lo lắng không biết mình có sẵn sàng cho nghề nghiệp tương lai hay không.

Đối với tôi, tôi thậm chí còn không được giảng thử trước một lớp học để xem mình có thể dạy như thế nào. Có một chút lo lắng, bạn biết đấy, tôi cảm thấy mình có thể chuẩn bị tốt hơn nếu tôi được đứng trước một lớp học để hiểu biết về môi trường này, có nhiều thời gian hơn để làm quen với trẻ em, vì tôi nghĩ rằng đó là một trải nghiệm quan trọng đầy hồi hộp đối với chúng tôi.

Với việc các trường học đều đóng cửa trong thời gian phong toả, các nhà lãnh đạo những khóa học về giáo dục đã phải thay đổi phương pháp giảng dạy, họ cung cấp các vị trí thực tập tại các khu vực xa xôi cho sinh viên ngành giáo dục thay vì sinh viên trải nghiệm thực tế ngay tại chỗ như bình thường.

Tiến sĩ Martina Tassone điều phối khóa học mầm non và giáo dục tiểu học tại Khoa Giáo dục Sau đại học thuộc trường Đại học Melbourne.

Cô có đến 70 sinh viên quốc tế phải hoàn thành khóa học của họ ở nước ngoài, và một vài sinh viên bị bỏ lỡ các vị trí thực hành.

Mặc dù với một số sinh viên, chúng tôi có thể liên hệ được một vài vị trí tại nước ngoài ở một trường quốc tế nói tiếng Anh hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em, và việc thực tập thật sự hiệu quả với một vài người trong số họ, nhưng đối với những sinh viên không thể làm điều đó, chúng tôi bắt đầu xem xét các biện pháp thay thế, bởi vì chúng tôi biết bất kỳ ai muốn tham gia vào việc giảng dạy, khi bạn bắt đầu học một bằng cấp chính quy, thì tất nhiên mọi môn học đều rất thú vị và quan trọng, nhưng phần thú vị nhất đối với sinh viên vẫn là việc họ thật sự được đi ra ngoài và trải nghiệm.

Một vài sinh viên ngành giáo dục của cô bị mắc kẹt ở nước ngoài đã được tham gia thực tập theo kiểu case study, nghĩa là họ được cung cấp thật nhiều đoạn video ghi hình các giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ tình huống thực tế khi giảng dạy mà họ đã trải qua.

Tiến sĩ Tassone cho biết mặc dù phương pháp này không thể thay thế được trải nghiệm thực hành, nhưng đây là một cơ hội để sinh viên ngành giáo dục chứng kiến ​​việc giảng dạy trong thực tế.

Điều quan trọng nhất khi bạn bắt đầu công việc giảng dạy đó là bạn muốn làm việc với trẻ em, bạn muốn được ở trong một lớp học, hoặc trong một căn phòng cùng một chỗ với trẻ em - chúng tôi đã phải nghĩ ra những biện pháp thay thế và bạn biết đấy, từ ngữ thường xuyên nghe thấy trong đại dịch này đó là 'sự thay đổi phương pháp’.

Phản hồi của sinh viên mà cô nhận được về những điều chỉnh đối với khóa học là tích cực.

Tuy nhiên một phúc trình mới công bố ngày 29/10 vừa qua, từ trường Cao đẳng Giáo dục Úc và Tổ chức Neita cho biết có đến 84% lực lượng giảng dạy hiện nay đang nghĩ đến việc bỏ việc.

Các kết quả khác từ một cuộc khảo sát gần 600 giáo viên cho biết 3/4 giáo viên cảm thấy căng thẳng vì công việc của họ.

Bà Helen Jentz thuộc Trường Cao đẳng Giáo dục Úc nói các giáo viên say mê và tự hào về công việc mình đang làm - nhưng họ đang phải đối mặt với khối lượng công việc rất nặng nề.

Nghề giáo được nâng đỡ bởi tinh thần tập thể và sự hợp tác, và điều này được thể hiện trong kết quả của phúc trình. Những người làm việc trong ngành giáo dục thật sự tự hào về những gì họ làm. Tuy nhiên, họ đang phải làm việc với các nhiệm vụ mới vô cùng phức tạp trong một tình huống không ổn định và liên tục thay đổi.

Bà Jentz cho biết trường của bà đang hành động nhằm bảo đảm các giáo viên mới bắt đầu nghề nghiệp có thể nhận được sự cố vấn và giúp họ trở thành những giáo viên thành công.

Có một số giáo viên sắp nghỉ hưu và tôi nghĩ rằng nghề giáo thật sự phải làm việc chăm chỉ thì mới có thể gắn bó với nó được, và vì vậy dù đó là một dạng tự nguyện nào để giúp cố vấn cho thế hệ giáo viên tiếp theo, thì tôi nghĩ rằng các trường đại học đếu rất cần và đang làm hết sức mình, để đảm bảo sinh viên mới ra trường nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng sắp nghỉ hưu này tốt nhất có thể.

Và Tiến sĩ Tassone cho biết bất chấp những khó khăn do đại dịch gây ra, bà tin rằng thế hệ giáo viên tiếp theo đang được hỗ trợ tốt.

Và bà nói rằng sống sót sau đại dịch coronavirus sẽ là một kinh nghiệm mà các giáo viên tương lai có thể đưa vào hồ sơ xin việc của mình.

Share