Highlights
- Tây Sydney từng bị nhiệt độ hun nóng tới 50 độ C vào mùa hè năm ngoái.
- Nghiên cứu cho thấy các playgrounds nay là nơi nóng nhất của trường học, gây ra nhiều nguy hiểm cho học sinh.
- Sáng kiến mới thúc đẩy thiết kế những vòm cây xanh che phủ sân chơi giúp giải quyết nguy cơ này.
Một ngôi trường không chỉ có các lớp học – đó còn là nơi vui chơi và kết nối bạn bè, qua những sinh hoạt tập thể.
Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn trong cơn nóng oi ả tại các trường học Tây Sydney, xảy ra khi học sinh chơi đùa ở các playgrounds của trường.
Nếu bạn sinh trưởng tại Tây Sydney, nhiệt độ vào mùa hè có thể lên đến 50 độ C, như mùa hè năm ngoái.
Các ngôi trường phải xây thêm sân chơi có mái che hoặc bóng mát
Nghiên cứu mới của trường đại học Tây Sydney cho biết nhiều loại nền chuyên được sử dụng để lát sân trường, chẳng hạn cỏ nhân tạo và nhựa mềm không được phủ bóng mát, đã giữ nhiệt cao tới hơn 60 độ C, vào những ngày nóng oi ả trong mùa hè năm ngoái.
Đó là những cái bẫy nhiệt lượng cao khủng khiếp trong các trường học.
Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu đo lường chỉ số khí hậu tại những khu vực không có mái che, ở các trường công lập.
Chỉ số vi khí hậu được nghiên cứu chi tiết, cho thấy các trường học đã được thiết kế để trở thành nơi lưu giữ nhiệt lượng nóng bỏng.
Người đứng đầu nghiên cứu, ông Sebastian Pfautsch nói:
‘Cốt lõi của nghiên cứu là chúng tôi không chỉ thiết kế một ngôi trường thông minh hơn với khí hậu nóng, mà còn cảnh báo nhiệt độ trên bề mặt nền. Ở bất kỳ ngôi trường nào cũng có thể ghi nhận nhiệt độ trên bề mặt có lúc lên tới 70 độ C.’
Dân số miền Tây Sydney có thể lên đến 1.8 triệu người trong 20 năm tới, vài trường học hiện nay đã đạt đến số lượng học sinh tối đa.
Tiến sĩ Pfautsch nói ông hy vọng các trường học mới xây sẽ không phạm sai lầm tương tự.
‘Những ngôi trường mới cần phải hợp tác để thiết kế thân thiện và thông minh hơn với sự thay đổi khí hậu, đó là những thiết kế thông minh với cơn nóng, cần phải có một kế hoạch chủ đạo, vì vậy chúng tôi đang giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng những vòm cây xanh để phủ lên các sân chơi trong những thập niên tới.’
Nguy cơ của các trường học miền Tây
Năm 2019, chính phủ NSW đã mở thêm 42 ngôi trường mới xây hoặc cải tạo lại, đầu tư hơn 1 tỉ đô la vào 130 dự án xây dựng trường học trong năm 2020.
‘Nhiều trường đã xây dựng nhưng không giải quyết được vấn đề thời tiết nóng, đặc biệt là họ không suy nghĩ tới việc những thảm nhựa và cỏ giả không có bóng mát chính là nguy cơ gây bỏng da, và có thể giữ nhiệt tới 100 độ C.’
Cơn nóng tột độ khiến ngày càng nhiều người Úc qua đời, cao hơn bất kỳ nguy cơ khí hậu nào khác, và trẻ nhỏ dễ gặp nguy hiểm nhất vì các em ít đổ mồ hôi, khiến cơ thể các em khó có thể mát lại nhanh chóng.
Mùa hè năm ngoái, Tây Sydney ghi nhận tới 37 ngày có nhiệt độ cao hơn 35 độ C, so với Đông Sydney chỉ có 6 ngày.
Sự chênh lệch đó trở thành một hình ảnh chân thực chứng tỏ sự bất bình đẳng về khí hậu giữa các vùng của Sydney, và các phụ huynh như cô Cindy Brown đang rất lo lắng.
Đứa con gái Evie 6 tuổi của cô đi học tại một trường tiểu học ở Rydalmere, ngôi trường chỉ toàn bê tông và cỏ nhân tạo. Hầu hết các sân chơi đều không có bóng mát.
‘Mỗi tuần khi tôi đón con về đều thấy nó đổ mồ hôi ướt sũng quần áo, và đó là chưa tính đến mùa hè.
Điều này khiến tôi lo lắng là con bé sẽ không thể chơi ngoài trời được nhiều. Ngày càng có nhiều khoảng thời gian nóng oi ả khiến học sinh an toàn hơn nếu giữ trong phòng máy lạnh, và khiến các em không chạy nhảy vận động như trước.
Khi cô Brown tìm kiếm trường học trong vùng, cô thấy hầu hết các ngôi trường đều thiếu bãi cỏ và cây xanh.
‘Bạn không có nhiều lựa chọn. Tôi không hiểu tại sao rất nhiều trường xây dựng mà không trồng cây.’
Chính phủ NSW ưu tiên điều gì?
Năm 2018, chính phủ NSW cam kết chương trình “Làm mát trường học”, trong bầu cử đã hứa hẹn chi 500 triệu đô la nhằm lắp đặt máy lạnh tại 900 ngôi trường, tới trước năm 2023.
Bên ngoài lớp học, yêu cầu làm mát là cần tăng thêm độ phủ bóng, nghiên cứu cho biết nếu được bao phủ, nhiệt độ bề mặt có thể được giảm tới 20 độ.
Loại tốt nhất là những loại cây nguy cơ thấp và các cánh diều che, nhiệt độ thấp nhất tại các trường học ghi nhận ở những khu vực có phủ bóng này.
Khu vực học tập bên ngoài lớp học (COLAs) cũng cần có giải pháp ngay lập tức, các mái nhà bằng thiếc đã toả nhiệt vào môi trường xung quanh, không giống như cây xanh có thể làm mát không khí.
Nghiên cứu cho biết cây jacarandas và cây đào kim nương (weeping lilly pillys) là những cây cao thích hợp trồng để che phủ. Còn những loại cây như đào Callistemon viminalis và cây bụi brush box tại Queensland rất thích hợp làm tầng bóng mát thấp hơn.Vòm cây che phủ là ưu tiên của Thủ hiến NSW, tiểu bang cam kết xây dựng 1 triệu cây xanh khắp khu vực Sydney và vùng lân cận trước năm 2022.
Cây jacarandas và cây đào kim nương là những cây cao thích hợp trồng để che phủ. Source: SBS Vietnamese
Tuy nhiên, tiến sĩ Pfautsch nói phải mất rất nhiều năm thì cây mới lớn lên.
Ông đề nghị một sáng kiến có thể bắt buộc mọi người tuân thủ: đó là trồng những cây đã cao và trưởng thành.
Đây là một kỹ thuật có tên gọi bảo tồn tán cây đô thị khổng lồ (LUCR)
'Điều này có nghĩa là những cây cao trưởng thành dự định sẽ bị đốn vì nguy cơ phát triển quá cao, không an toàn cho cảnh quan ở nơi đó, thì có thể được đào lên và trồng lại tại một nơi chốn mới.
Sáng kiến cũng được áp dụng nhiều lần tại Sydney Olympic Park, họ đã thay đổi vị trí cho những cây sung cao lớn, và có một vài loài cây khác cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Lợi ích của việc này là bạn luôn có bóng cây che phủ kéo dài nhiều thập niên. Đừng chờ đợi nữa.’
Khi miền Tây Sydney tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, việc sống chung một cách thông minh với cơn nóng oi ả là mục tiêu đầu tiên cần nghĩ đến, để có thể thu hút nhiều người dân hơn chọn miền Tây là nhà.