Thế nhưng đối với cộng đồng doanh nghiệp tại Bắc kinh thì dường như có ít lý do để ăn mừng kỷ niệm nầy.
Cố vấn về giáo dục Ricky Niu, quan ngại về những vụ căng thẳng mới đây, về luật lệ của Úc đối với ảnh hưởng của ngoại quốc, sẽ ảnh hưởng đến công việc của ông.
"Nếu người ta chống đối Trung quốc thì tại sao tôi lại du lịch đến Úc, tại sao tôi đến Úc để học tập. Mọi người đều biết về chuyện nầy và nó ảnh hưởng đến toàn thể môi trường doanh nghiệp nữa".
Được biết sinh viên Trung quốc theo học tại Úc, là nguồn lợi tức chính yếu cho nền kinh tế của Úc.
Theo ông nầy, đó là một ngành kỹ nghệ nay gặp nhiều rủi ro, sau những lời bình luận về việc Trung quốc can thiệp vào nước Úc, của Thủ tướng Malcolm Turnbull.
"Quả thật hết sức gây sốc và thiển cận, quan trọng nhất là ông ta không nghĩ đến chuyện nầy.Ông ta muốn mọi người thấy ông là một nhà lãnh đạo quốc gia rất mạnh mẽ, thế nhưng tôi nghĩ thật rất nguy hiểm khi làm như vậy".
Ông nầy cảm thấy các chính trị gia Úc, xử dụng Trung quốc như một sân bóng đá chính trị, hầu thu hút giới truyền thông loan truyền các tin tức nầy.
Trong khi đó, truyền thông Trung quốc sôi nổi với các tin tức, được gọi là 'những tình cảm chống Trung quốc của Úc', với những giọng điệu hết sức kỳ thị.
Nhiều bài báo đã được khách hàng của bà Vivienne Lý quan tâm đến và họ thường đến gặp bà, để giúp cố vấn về việc đầu tư tại Úc.
Là người chuyên cố vấn về đầu tư, bà Lý có văn phòng đặt tại Bắc kinh.
"Việc đó rõ ràng là một vấn đề đối với khách hàng của tôi, họ chắc chắn sẽ quan ngại về việc, liệu có an toàn cho họ khi sống ở Úc hay không và liệu việc đầu tư của họ, có ở trong một môi trường tốt đẹp hay không".
Cho đến nay bà có thể trấn an khách hàng của mình, thế nhưng bà cho biết câu chuyện sẽ không dễ dàng, nếu quan hệ song phương không được cải thiện.
"Ngay bây giờ tôi chưa thấy hậu quả, thế nhưng trong tương lai sẽ thấy được nếu chính phủ Úc không làm gì cả. Chính phủ Úc cần làm một việc gì đó, để ngăn tránh việc nầy xảy ra".
"Chúng tôi hy vọng chính phủ Úc sẽ nắm tay với chính phủ Trung quốc và dàn xếp các tranh luận theo một cách thức thích hợp, hầu gia tăng mối quan hệ song phương một cách tốt đẹp giữa Trung quốc và nước Úc", Tạ Nguyên.
Còn bà Diane Hồ, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Úc châu của Đại học Ngoại giao Bắc kinh nói rằng, các nhà lãnh đạo Úc cố gắng tách biệt chính trị với kinh tế và mậu dịch, khi giao dịch với Bắc kinh.
Thế nhưng bà cho biết, đó là một đường lối không thực hiện được tại Trung quốc.
"Đối với cách suy nghĩ của người Hoa và hầu như là lối suy nghĩ của mọi quốc gia trên thế giới, hai việc nầy cùng đi song hành nhau và không thể tách rời ra được".
Tại dinh quốc khách ở Bắc kinh, hôm thứ năm ngày 14 tháng 12 vừa qua, có một buổi tiệc trưa để đánh dấu 45 năm quan hệ giữa hai nước, đã được tổ chức một cách khá lặng lẽ.
Không có các viên chức quan trọng của Trung quốc tham dự, thay vào đó ông Tạ Nguyên là phó chủ tịch hội Thân Hữu Úc-Trung, tham gia cùng với đại sứ Úc tại Trung quốc là bà Jan Adams.
Ông nầy ăn mừng những tiến bộ trong 45 năm qua, thế nhưng chỉ lưu ý một cách nhẹ nhàng về cuộc tranh luận Úc và Trung quốc, ở cuối bài diễn văn.
"Chúng tôi hy vọng chính phủ Úc sẽ nắm tay với chính phủ Trung quốc và dàn xếp các tranh luận theo một cách thức thích hợp, hầu gia tăng mối quan hệ song phương một cách tốt đẹp giữa Trung quốc và nước Úc", Tạ Nguyên.
Buổi lễ kỷ niệm chính thức 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, sẽ được chính thức cử hành vào thứ năm, tức ngày 21 tháng 12.
Xem thêm
Á Châu Ngày Nay (15/12/2017)
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại