Thượng nghị sĩ đảng Lao động Sam Dastyari cho biết ông sẽ từ chức khỏi thượng viện sau rất nhiều cuộc phản đối của đồng viện và dân chúng.
Ông Sam Dastyari cho biết điều tốt nhất mà ông có thể làm với Đảng Lao động liên bang là không quay trở lại Thượng viện vào năm 2018.
"Tôi đã đưa ra quyết định này không hề dễ dàng. Sau tất cả quá trình suy nghĩ một cách thận trọng, tôi nhận ra các giá trị của đảng Lao động luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tôi."
"Điều này nói với tôi rằng tôi nên ra đi nếu sự có mặt của tôi không còn phù hợp với sứ mệnh của đảng Lao Động nữa. Tất cả mọi điều cho tôi thấy rằng tôi đang đứng ở vị trí không thể gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới đảng của mình.”
Thượng nghị sĩ Dastyari cho biết mặc dù từ chức, ông vẫn tiếp tục là một thành viên tích cực của đảng Lao động tại địa phương.
"Tôi yêu Đảng Lao động, đảng Lao động đã mang đến cho tôi nhiều hơn những gì tôi có thể trả ơn. Tôi biết Úc cần Chính phủ do đảng Lao động lãnh đạo và tôi không muốn để chuyện cá nhân của tôi làm cho tương lai của Lao động bị đặt vào thế nguy hiểm. Tôi luôn đặt Đảng Lao động lên trước tiên. "
Chính phủ của thủ tướng Turnbull đã yêu cầu ủy ban điều tra đặc biệt của Thượng viện tìm hiểu về hành vi của Thượng nghị sĩ Sam Dastyari.
Cuộc điều tra diễn ra sau các tin tức tình báo cho biết ông đã nó chuyện với tỷ phú Huang Xiangmo, người có mối quan hệ gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc và là nhà tài trợ cho cả hai đảng lớn, tiết lộ điện thoại của ông Huang có thể bị nghe lén.
Công ty của ông Huang đã trả các hóa đơn hợp pháp cho Thượng nghị sĩ Dastyari vào năm ngoái và doanh nhân này đã xuất hiện cùng ông Dastyari tại một cuộc họp báo gây nhiều tranh cãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Cuộc điều tra còn cho thấy Thượng nghị sĩ này đã có nhiều mâu thuẫn với quan điểm của đảng Lao động về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp báo, cho thấy sự hỗ trợ của ông với lập trường chính trị biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc vô cùng tức giận về cách báo chí Úc đưa tin về vụ này, đồng thời buộc tội giới truyền thông Úc có hành vi "hoang tưởng" và "phân biệt chủng tộc" trong cách đưa tin.
Một bài bình luận trong tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cáo buộc các báo chí và truyền thông Úc vu khống cho hàng nghìn người Hoa kiều tại Úc trong các bài tường thuật của Úc.
Bài bình luận này đã được xuất bản dưới bút danh Zhong Sheng, có nghĩa là tiếng nói của Hoa Lục, một bút danh thường được sử dụng để đưa ra quan điểm của đảng cộng sản Trung Hoa đối với các chính sách đối ngoại.
"Chúng tôi đề nghị chính phủ Úc và các hãng thông tấn, báo chí truyền thông Úc nên tôn trọng nguyên tắc tường thuật sự thật từ tin tức, sự kiện mà thôi, đồng thời bác bỏ các thành kiến chính trị và sự hoang tưởng khi viết bài về Úc và mối quan hệ với Trung Quốc."
"Sự thêu dệt này của báo chí đã gây ra sự phân biệt kỳ thị với người Hoa và làm hoen ố hình ảnh của Úc như là một xã hội đa văn hóa."
Chính phủ phủ nhận việc người Úc gốc Hoa đang bị cộng đồng kỳ thị bởi tuyên bố của Liên đảng rằng Trung Quốc đang can thiệp vào chính trị Úc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull đã nhắc lại mối quan ngại của ông về sự can thiệp của Trung Quốc, ông bày tỏ sẽ đưa ra một luật lệ nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của các thế lực ngoại bang vào chính trị trong nước.
Tuy nhiên khi phát biểu trong chương trình Q & A của đài ABC, ông Turnbull đã phủ nhận ông hoặc chính phủ của ông chống lại Trung Quốc.
"Việc quý vị nói tôi, hoặc chính phủ của tôi, hay nước Úc nói chung bài trừ Trung Quốc là điều thái quá, không đúng sự thật."
"Mọi công dân đều có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia của họ và người Úc, cho dù có nguồn gốc Trung Hoa hay không, họ đều hy vọng các nhà lãnh đạo của họ sẽ đấu tranh cho quyền lợi của nước Úc."
"Đất nước chúng ta có một triệu người Úc gốc Hoa, một triệu người cơ đấy, quý vị không thể hình dung được nước Úc hiện đại, một xã hội đa văn hóa thành công nhất trên thế giới mà không có sự đóng góp của họ ".
Cuộc tranh cãi xảy ra vào lúc cuộc bỏ phiếu cho thấy chỉ số tín nhiệm trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Tự do đã sụp đổ cho chiếc ghế tại của Bennelong.
John Alexander, buộc phải từ chức dân biểu của Sydney vì ông là công dân song tịch, khiến đảng tự do đã mất 9 phần trăm tín nhiệm, và các cuộc thăm dò cho thấy ông John Alexander hiện nay ngang điểm với Kristina Keneally của lao động.
Khu vực bầu cử này có dân số Úc gốc hoa rất cao, cuộc điều tra dân số năm 2016 cho thấy 21% người dân ở vùng này có ông bà, cha mẹ gốc Hoa, so với chưa đến 4% trên toàn quốc.
Nếu bà Keneally giành chiến thắng vào thứ bảy, chiếc ghế này sẽ cướp thế đa số của Chính phủ Turnbull trong Hạ viện.
"Một số người Úc gốc Á Châu - từ Trung Quốc, Nam Hàn, nói với tôi rằng họ thực sự lo lắng trước những lời hùng biện của Thủ tướng Turnbull. Người dân coi đó là" nỗi sợ Trung Quốc".
"Các cử tri này cho rằng những lời phát biểu của Thủ tướng Úc về những người có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Châu Á đều có ý hoài nghi, và họ không thích điều này. "
Trung Quốc đã chính thức khiếu nại về phát biểu của ông Turnbull liên quan đến ảnh hưởng của Trung Quốc khi ông đưa ra luật mới nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài vào chính trường Úc.