30 hành khách Úc bị kẹt về nước, vẫn còn 37 ngàn người chờ đợi

Ben Kalman

Ben Kalman Source: Supplied

30 người Úc tại Mỹ hiện trở về nhà sau khi chuyến bay đầu tiên đến Sydney, bị hủy bỏ vào phút chót. Các hành khách lo sợ sẽ bị kẹt tại San Francisco, thế nhưng chuyến bay đã được tái lập sau khi chính phủ liên bang miễn trừ giới hạn về số người trở lại. Được biết có khoảng 37 ngàn người Úc còn kẹt ở ngoại quốc và họ không chắc về tương lai trước mắt.


Việc hồi hương của các công dân Úc bị kẹt ở hải ngoại lúc thì bật đèn xanh, khi lại bị ngưng lại và cứ thường xuyên xảy ra như vậy.

Đó là nỗi khổ cực mà những người Úc bị kẹt tại Hoa Kỳ đã trải qua.

Ben Kalman trong số 30 người tại San Francisco, đã tìm cách trở về Úc trong nhiều tháng qua.

Hôm thứ năm tuần qua, Ben và người sống chung lên chiếc máy bay của hãng hàng không United Airways và phải chờ trong nhiều giờ.

Chuyến bay bị hủy bỏ do trục trặc máy móc.

Hành khách được thông báo là họ có thể phải chờ đợi trong một khoảng thời gian không biết trước được để chờ một giải pháp, do có các hạn chế về số người trở lại Úc.

“Cao điểm của mọi chuyện, là khi có người thuộc hãng hàng không United Airways cho biết, chúng tôi yêu cầu chính phủ Úc cho tất cả 30 người chúng tôi, chuyển sang chuyến bay ngày mai".

"Nếu chính phủ không lo được, thì quí vị bị kẹt và điều đó quả thật tệ hại".

"Khoảng 10 phút sau anh ta trở lại và báo cho chúng tôi biết, chính phủ nói không".

"Đó là lúc mà quí vị nghĩ là, chính phủ Úc chẳng thực sự giải quyết vấn đề, đó là sự thiếu thông tin và minh bạch”, Ben Kalman.

Đến trưa thứ sáu, vấn đề được giải quyết, sau khi đại diện thuộc đảng Lao Động liên lạc các hành khách và chính phủ, rồi yêu cầu phải có giải pháp.

Chuyến bay sau đó đã được tái lập.

Lãnh đạo đảng Lao Động Anthony Albanese đặt nghi vấn, vì sao chính phủ liên bang không tạo sự dễ dàng cho việc trở về, của hàng ngàn người Úc bị kẹt ở nước ngoài.

“Tại sao chính phủ chẳng có một hệ thống để giải quyết vấn đề nầy?".

"Điều nầy chẳng tốt chút nào, vì chẳng cần sự can thiệp của lãnh tụ đảng Lao Động hay thượng nghị sĩ đối lập Kristina Keneally hay Penny Wong, để đưa người Úc về nước”, Anthony Albanese.

Chính phủ liên bang bác bỏ chuyện Lao động có bất cứ hành động nào, trong việc giải quyết vấn đề.

Các câu chuyện tương tự cũng được kể từ những người khác, trong số gần 37 ngàn người Úc bị kẹt ở hải ngoại, trong đó có 8 ngàn người được xem là thành phần dễ gặp nguy cơ.

Thủ Tướng Scott Morrison nhấn mạnh rằng, yếu tố gây cản trở cho tiến trình, là khả năng cách ly tại khách sạn.

“Chúng tôi đang giúp đỡ người dân Úc và đang tìm cách mang họ về nước, chuyện nầy không dễ dàng".

"Lý do nó kéo dài, là vì chúng ta phải tuân thủ hệ thống cách ly và sự thống nhất mọi chuyện, để bảo vệ người dân Úc”, Scott Morrison.
"Chúng tôi bỏ hết nhà cửa, vì vậy chẳng còn nơi nào để sống và tình trạng của chúng tôi chỉ còn một vài túi nầy sống trong vài ngày mà thôi”, Ben Kalman.
Trong khi đó, chính phủ liên bang và chính phủ tại lãnh thổ Bắc Úc đã đồng ý gia tăng gấp đôi số người tiếp nhận tại cơ sở Howard Springs, từ 500 lên một ngàn người trở về trong mỗi 2 tuần lễ.

Tổng Trưởng Gia đình và Dịch vụ Xã hội, Anne Ruston giải thích về các thách thức của Bộ Ngoại Giao và Mậu dịch Úc.

"Vâng, chính phủ hiện làm mọi chuyện để mang người dân Úc về nước".

"Rõ ràng chúng tôi làm như vậy trong một hoàn cảnh, mà chúng tôi phải lưu ý về chuyện an toàn, vấn đề an ninh và sức khoẻ của người dân Úc ngay trên đất nước nầy".

"Chúng ta chỉ phải trông chừng chuyện gì xảy ra tại Victoria và Nam Úc, để nhận thức rằng tình hình rất mong manh và chúng ta phải cân bằng mọi chuyện".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cộng tác với các tiểu bang và lãnh thổ, cũng như hiện làm việc với Bắc Úc để gia tăng khả năng của trại Howard Springs, hầu có thể mang nhiều người Úc về nước”, Anne Ruston.

Trong khi đó, ông Ben Kalman cho biết bình luận của chính phủ về vấn đề trên truyền thông cho thấy, họ làm việc khó nhọc để đưa mọi người về nhà, thế nhưng ông không cảm thấy đó là thực tế mà ông và người sống chung đã trải qua.

“Nói chung, dường như là chuyện tình cảm chứ không phải là chuyện thực tế".

"Chúng tôi được báo trước một thời gian dài, là chúng tôi hoặc chẳng đáp chuyến bay của United Airways, hay trả rất nhiều tiền cho vé hạng thương gia, 25 ngàn đô cho 2 người chúng tôi".

"Về cá nhân tôi và người sống chung, cô ta bỏ công việc vì chuyến bay nầy, còn tôi chuyển công việc về Sydney cũng do chuyến bay nầy".

"Chúng tôi bỏ hết nhà cửa, vì vậy chẳng còn nơi nào để sống và tình trạng của chúng tôi chỉ còn một vài túi nầy sống trong vài ngày mà thôi”, Ben Kalman.

Được biết, hãng hàng không Qantas sẽ bay đến các điểm nóng của COVID-19, như tại Đức và Pháp, để mang những người Úc bị kẹt trở về nhà.

Ngoại Trưởng Úc Marise Payne xác nhận đã có các kế hoạch cho Qantas, cũng bay đến Tân Đề Li và Luân Đôn, trong một vài tuần tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share