Các loại thức ăn hằng ngày chứa magnesium

Magnesium giúp tăng cường năng lượng, cải thiện giấc ngủ, đường huyết và cân bằng hormone. Tìm hiểu các loại thức ăn hằng ngày chứa khoáng chất này.

Green smoothie

Green smoothie with spirulina, spinach and blueberries Source: iStockphoto

Tại sao chúng ta cần magnesium?

"Magiê (magnesium) là một khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần để cảm thấy khỏe mạnh và năng động,” chuyên gia dinh dưỡng Fiona Tuck cho biết.

“Đây là khoáng chất quan trọng vì nó là một yếu tố đồng nhất cho hàng trăm phản ứng enzyme trong cơ thể. Các enzyme này cần thiết cho một loạt các quá trình quan trọng như chuyển đổi năng lượng từ carbohydrate, chất béo và chất đạm, không chỉ khiến tổ hợp DNA khỏe mạnh, mà còn cân bằng lượng đường trong máu, giúp xương mạnh khỏe và điều hòa hệ thần kinh.”

Magiê cũng cần thiết cho "sự hình thành xương, co thắt cơ và điều hòa huyết áp", chuyên viên dinh dưỡng Alexandra Parker giải thích.

"Magiê cũng được cho là đóng một vai trò trong việc cải thiện giấc ngủ. Trung bình, nam giới cần khoảng 400mg magiê mỗi ngày và phụ nữ cần khoảng 300mg mỗi ngày."

Các triệu chứng của việc thiếu hụt magiê

Theo chuyên gia dinh dưỡng Anna Debenham, việc thiếu hụt magiê không quá phổ biến ở những người khỏe mạnh.

“Trong thời gian ngắn, lượng magiê thấp sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý vì thận của chúng ta bảo tồn magiê khi việc cung cấp magiê thấp. Tuy nhiên, việc thiếu hụt magiê trong thời gian dài có thể khiến bạn gặp phải một loạt các triệu chứng tiêu cực, phần lớn liên quan đến mức năng lượng.”
Strong headache is very problematic
Những người có bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường loại 2, nghiện rượu và người lớn tuổi có nguy cơ bị thiếu magiê cao hơn Source: iStockphoto
Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng sau:

*Ăn không ngon
*Buồn nôn
*Mệt mỏi, yếu đuối
*Nhịp tim bất thường
*Tê hoặc ngứa ran
*Co thắt cơ và chuột rút

Các loại thức ăn chứa magiê

*Rau lá xanh, ví dụ như rau bina (spinach) và cải xoăn (kale)
*Trái cây như sung, bơ, chuối và quả mâm xôi (raspberries)
*Các loại hạt và hạt giống
*Các loại đậu như đậu đen, đậu gà (chickpeas) và đậu tây (kidney bean)
*Rau như đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải bắp, đậu xanh, atisô, măng tây, cải brussels
*Hải sản như cá hồi, cá thu, cá ngừ
*Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt và yến mạch)
*Cacao nguyên chất
*Chocolate đen
*Đậu hũ
*Đậu nướng
*Bột Chlorella

Kiểm tra thế nào nếu thiếu magiê?

Mặc dù bạn có thể kiểm tra nồng độ magiê bằng cách xét nghiệm máu nhưng đây không phải lúc nào cũng là phương pháp đáng tin cậy.

Trong bất cứ trường hợp nào, nếu bạn nghi ngờ về lượng magiê của mình, hãy gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của việc thiếu hụt magiê và các yếu tố ảnh hưởng khác như mức độ căng thẳng cao hay chế độ dinh dưỡng ít magiê.

“Cùng với việc kết hợp các xét nghiệm bệnh lý, có thể đưa ra một bức tranh tổng thể tốt hơn về việc liệu bạn có cần thêm magiê không,” chuyên gia dinh dưỡng Fiona Tuck khuyên.

Có nên uống bổ sung magiê không?

Giống như hầu hết các thuốc bổ sung, tốt nhất là bạn nên hấp thu các vitamin và khoáng chất quan trọng bằng chế độ ăn uống của mình.

"Tuy nhiên, bạn có thể tăng lượng magiê bằng cách uống thuốc bổ sung, và điều này có thể mang lại lợi ích cho một số người. Tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng về việc bổ sung magiê, bởi thứa magiê có thể dẫn đến tiêu chảy và rối loạn dạ dày,” chuyên gia dinh dưỡng Anna Debenham cho biết.

"Những người hấp thu kém có thể dùng thuốc xịt magiê, thuốc này được hấp thụ qua da và có thể được sử dụng hằng ngày,” Tuck nói.

"Đối với những người cần lượng magiê cao hơn thì có thể dùng bột magiê bổ sung và uống ở dạng lỏng."

Share
Published 13 June 2018 4:23pm
By Kim Anh


Share this with family and friends