Vụ bê bối Chatime ăn chặn tiền lương nhân viên đến hàng chục ngàn đô la

Một cuộc kiểm toán đã diễn ra nhằm điều tra tình trạng ăn chặn tiền lương của chuỗi nhượng quyền Chatime ở Úc. Cuộc kiểm toán ở 20 cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền này hồi năm ngoái cho thấy 86 phần trăm các cửa hàng trả lương cho nhân viên thấp hơn mức quy định.

Chatime selection of bubble teas

Source: Flickr/CCFoodTravel.csom CC BY 2.0

Đầu tháng 4 năm nay, một cơ sở nhượng quyền thương hiệu trà sữa Chatime Cinema City ở Sydney vừa phải ra hầu tòa trước cáo buộc trả lương dưới mức quy định cho 17 nhân viên tổng cộng $46,372 đô la.

Các nhân viên làm việc tại tiệm này chỉ được trả khoảng $13-$18,55 đô la mỗi giờ từ tháng 1 đến tháng 7/2017.

Các giám đốc cao cấp trong công ty phải chịu phạt lên đến $12,600 đô cho mỗi lần vi phạm và mức phạt tối đa cho cơ sở này cho mỗi trường hợp là $63,000 đô la.

Giám sát viên của Fair Work cũng đệ trình yêu cầu lên tòa án cho các nhân viên được nhận lại tiền lương bị ăn chặn.

Phiên điều trần được Tòa án Liên bang đặt ở Sydney vào ngày 3 tháng 5.

Chưa dừng lại ở đó, một cuộc kiểm toán đã diễn ra nhằm điều tra tình trạng ăn chặn tiền lương của chuỗi nhượng quyền Chatime ở Úc.

Cuộc kiểm toán ở 20 cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền này hồi năm ngoái cho thấy 86 phần trăm cửa hàng trả lương cho nhân viên thấp hơn mức quy định.

Các cuộc kiểm toán khác hồi cuối năm 2016 cũng đã cảnh báo các vấn đề liên quan đến ăn chặn tiền lương có hệ thống trong các chuỗi cửa hàng nhượng quyền của thương hiệu này.

Một cuộc điều tra của The Sydney Morning Herald và The Age về nhà điều hành của thương hiệu trà sữa Chatime đã tìm thấy trụ sở chính của công ty đã ăn chặn tiền lương nhân viên các cửa hàng lớn khoảng $6 triệu đô la đến năm 2009. Cuộc điều tra này tiết lộ Ủy ban Công bằng Nơi làm việc Fair Work đã phát giác và yêu cầu tổ chức này trả lại $175.000 đô la cho những nhân viên bị bóc lột.

Vấn đề trả lương thấp, ăn chặn tiền lương trong mạng lưới nhượng quyền, chiếm hơn 90 trong số 111 cửa hàng hoạt động dưới thương hiệu Chatime, nâng tổng số tiền lương nợ nhân công lên tới hơn $10 triệu đô la.

Sau các vụ bê bối nhượng quyền liên quan đến bóc lột tiền lương của các doanh nghiệp như 7Eleven, Retail Food Group, Domino's , vụ của Chatime là ‘đòn’ mới nhất đánh vào lĩnh vực nhượng quyền trị giá $170 tỷ USD theo sau một bản phúc trình của quốc hội. Phúc trình cho biết tình hình pháp lý hiện tại đã "rõ ràng không thể ngăn chặn hành vi bóc lột tệ hại có hệ thống và gây ra sự mất cân bằng quyền lực".
Đảng Lao động vừa cam kết thành lập một đội đặc nhiệm để xem xét các khuyến nghị trong khi chính phủ vẫn chưa đưa ra phản hồi.

Một cuộc kiểm toán nội bộ của hơn 20 cửa hàng đã diễn ra hơn sáu tháng sau khi văn phòng trụ sở của Chatime giới thiệu một hệ thống bảng lương mới cho các cơ sở nhượng quyền nhằm bảo đảm nhân viên được trả mức lương hợp pháp.

Giải thích về các vụ bóc lột lương nhân viên, nhiều người trong cuộc nói rằng đó là do vấn đề lòng tham, trong nhiều trường hợp là vì họ liều lĩnh.

Đề mở một cửa hàng trà sữa Chatime nhượng quyền, cần tốn chi phí trung bình $300,000 đô la cho một hợp đồng năm năm.

Các chi phí bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền lương, tiền bản quyền, 3,5% cho quỹ tiếp thị, phí hệ thống tiền lương, phí mua sắm âm nhạc và khảo sát ẩn danh, ly, xi-rô, lá trà, trân châu và toppings có nguồn gốc từ nhà nhượng quyền và chi phí sửa sang cửa tiệm lên tới $150,000 đô la.
Chatime
Source: Supplied
Tài liệu tiết lộ Chatime, giống như những tài liệu khác trong ngành nhượng quyền, rất mơ hồ và mập mờ để hiểu được các chi phí liên quan khi điều hành nhượng quyền.
‘Môi trường làm việc ở cửa hàng Chatime của tôi giống như làm việc với Gordon Ramsay. Ngoài việc chửi rủa và làm bạn bẽ mặt trước mọi người, Gordon Ramsay còn làm việc. Còn quản lý của tôi thì không. Nếu kết hợp với nhân vật Kevin Spacey trong phim Horrible Bosses, đó đích thị là quản lý của Chatime. Bọn họ tạo tài khoản hưu bổng giả, thuê bạn làm bán thời nhưng không có phúc lợi nào cho đến khi Fair Work sờ gáy bọn họ', cựu nhân viên làm việc tại Chatime.
Chatime từ chối trả lời một loạt các câu hỏi, liên quan đến cuộc điều tra của thanh tra viên về các cửa tiệm thuộc sở hữu của trụ sở chính.

Trong một tuyên bố, họ thừa nhận thanh toán tiền lương dưới mức quy định là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành nhượng quyền. Họ nói rằng đã cam kết trả lương cho nhân viên một cách hợp pháp và nếu xác định được các khoản tiền lương bị ăn chặn, họ sẽ cam kết bồi thường cho nhân viên.

Họ cho biết trước đây, một số hệ thống trong quản lý kinh doanh và trả lương của mình đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu Chatime ở Úc cũng như sự phức tạp của môi trường pháp lý ở quốc gia này. Họ nói rằng công ty đang thực hiện các bước chủ động để sửa chữa.

Đại diện Uỷ ban Công bằng Nơi làm việc cho biết đây là một phần trong cuộc điều tra rộng hơn nhắm đến các thương hiệu trà sữa khác, bao gồm GongCha, với hơn 55 cửa hàng ở Úc và một thương hiệu nhỏ hơn khác là Sharetea.

Các tài liệu bị rò rỉ cho biết thanh tra viên đã kiểm toán một số thương hiệu nhượng quyền trên toàn quốc.

Hồi năm 2016, Chatime đã thuê một công ty nằm trong mạng lưới quan hệ bên ngoài để thực hiện một loạt các cuộc kiểm toán cửa hàng, trong đó phát hiện ra các vấn đề ăn chặn tiền lương.

Trong một tài liệu vào tháng 2 năm 2017 có ghi: ‘Những phát hiện của cuộc kiểm toán cho đến nay nhấn mạnh mức độ tuân thủ thấp, có khả năng mang tính hệ thống thông qua mạng lưới nhượng quyền.’

Một tài liệu kiểm toán mô tả cửa hàng nhượng quyền không hề có một quy trình ghi chép thời gian làm việc của nhân viên. Một cuộc kiểm toán trên 10 nhân viên cho biết 'tình trạng trả lương thấp đáng kể cho nhân viên trong giai đoạn kiểm toán. Họ nói rằng bên nhượng quyền trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt.’

Về cơ bản, không có bằng chứng giấy tờ nào cho thấy nhân viên đã được trả tiền (sao kê ngân hàng, tiền gửi vào tài khoàn ngân hàng,vv).

Theo cửa hàng, tất cả nhân viên làm việc đều là người ngoại quốc và họ không có một hệ thống đạt yêu cầu để xác định và theo dõi điều kiện làm việc hợp lệ theo chiếu khán của họ.

Một cuộc kiểm toán của cửa hàng khác tại Melbourne được thực hiện vào tháng 12 năm 2016, bao gồm chín nhân viên, nhận thấy các khoản tiền lương trả cho nhân viên không có hưu bổng và nhân viên không được nghỉ giữa giờ đầy đủ. 

Diễn đàn trên trang mạng xếp hạng nhà tuyển dụng ẩn danh Glassdoor bao gồm các bài đăng được viết bởi những người lao động không tiết lộ danh tính. Nhiều người phàn nàn về việc ăn chặn tiền lương tại các cửa hàng nhượng quyền Chatime.

Một cựu nhân viên mô tả một cửa hàng Chatime nhượng quyền, nơi mình làm việc là thiếu chuyên nghiệp và môi trường ngột ngạt.

‘Môi trường làm việc ở cửa hàng Chatime của tôi giống như làm việc với Gordon Ramsay. Ngoài việc chửi rủa và làm bạn bẽ mặt trước mọi người, Gordon Ramsay còn làm việc. Còn quản lý của tôi thì không. Nếu kết hợp với nhân vật Kevin Spacey trong phim Horrible Bosses, đó đích thị là quản lý của Chatime. Bọn họ tạo tài khoản hưu bổng giả, thuê bạn làm bán thời nhưng không có phúc lợi nào cho đến khi Fair Work sờ gáy bọn họ.’

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 29 April 2019 11:47pm
Updated 30 April 2019 9:49am
By Khánh Uyên

Share this with family and friends