Nhiều cửa hàng pizza Domino trong hệ thống nhượng quyền của thương hiệu này bị cáo buộc liên quan đến đường dây lừa đảo các loại visa cần doanh nghiệp bảo lãnh, lấy của khách hàng lên đến $150,000 đôla mỗi trường hợp, theo những phát hiện từ của .
Trong một cuộc điện thoại được bí mật ghi âm lại bằng tiếng Quan Thoại (Mandarin) mà Fairfax Media công bố, chủ một cửa hàng pizza Domina xưng tên Eric nói thẳng với Jon - một từ Trung Quốc đang du học ở Úc, là ông bán dịch vụ bảo lãnh visa, và giá của dịch vụ này từ $100 ngàn đến $150 ngàn đôla.
“Tôi sẽ lật bài ngửa là chúng tôi bán dịch vụ bảo lãnh di trú.” Eric
“Sẽ rất nhanh có được visa nếu chúng tôi bảo lãnh cậu ở một . Nhưng cậu phải trả tiền. Cậu có thể phải chi hơn $100 ngàn. Từ $100 đến $150 ngàn đôla.” Eric
Đó là trích đoạn cuộc điện thoại ghi nhận được khi Jon gọi đến một cửa hàng pizza Domino ở khu vực nông thôn Queensland, và người xưng tên Eric không hề biết là Jon đang bí mật điều tra cho .
Trong một cuộc điều tra rộng lớn hơn của Fairfax Media vào thương nghiệp của chuỗi cửa hàng pizza lớn nhất tại Úc này, nổi trội lên hình thức mua bán dịch vụ bảo lãnh trong hồ sơ di trú, như một cách đến “kiếm thêm thu nhập” bên cạnh việc trả lương công nhân dưới mức luật định, nhất là ở những cửa hàng ế ẩm.
Giá dịch vụ bảo lãnh dao động từ $30,000 đến $150,000 đôla, tùy loại visa, vị trí nào trong cửa hàng, và quốc tịch của công nhân ngoại quốc.
Giáo sư Allan Fels, người đứng đầu Migrant Workers Taskforce - vừa thành lập tháng 10/2016, trước kết quả cuộc điều tra này nói rằng: “Đây là một hình thức bóc lột rõ ràng hơn, và quy mô đã vượt ra ngoài việc ”.
Người nói có, kẻ nói không
Công ty Domino quản lý một trong những mạng lưới cửa hàng nhượng quyền lớn nhất tại Úc với hơn 600 cửa hàng, thuê hơn 14 ngàn công nhân, và bán ra hơn 1 triệu pizza mỗi tuần.
Trong một mới nhất, gã khổng lồ pizza này nói rằng chuyện lừa đảo visa không phải là một vấn đề của công ty.
“Domino không nhận được bất cứ khiếu nại nào về chuyện lừa đảo visa” và “(công ty) không có chỗ cho những người đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi nhân viên và cộng đồng”.
“Khi Domino xác nhận có một công nhân nào đó bị trả lương dưới mức tối thiểu, ưu tiên hàng đầu của công ty sẽ là chắc chắn công nhân này được đền bù thỏa đáng.”
“Domino không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa lợi nhuận của một cửa hàng với việc vi phạm các nghĩa vụ của nhà nhân dụng”. Thông cáo trên website của Domino viết.Theo tường thuật của Fairfax Media, Jon yêu cầu không tiết lộ tên thật của anh vì sợ bị trả thù. Anh đồng ý làm việc này để chứng minh hoạt động phi pháp này diễn ra dễ dàng và trắng trợn như thế nào trong thực tế.
Có gì đằng sau những cái pizza Domino? Source: Domino website
Chủ cửa hàng pizza Domino ở ngoại ô Cairn, Eric trong cuộc điện thoại được bí mật ghi âm, tên thật là Bohai Shangguan, đã đăng quảng cáo trên ozYoYo, một trang mạng cho người ngoại quốc tìm việc làm và các cửa hàng nhận bảo lãnh công nhân ở Úc, vì dụ như Domino.
Khi Fairfax Media tiếp xúc với Shangguan, ông thú nhận có nhận bảo lãnh công nhân ngoại quốc, nhưng từ chối hỏi tiền của công nhân.
Fairfax Media cũng nói chuyện với những công nhân ngoại quốc khác, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, những người đồng ý rằng chuyện bán dịch vụ bảo lãnh visa rất phổ biến. Nhưng hầu hết họ đều sợ sệt không dám kể chuyện công khai.
Azrael Yin, từng là một trưởng cửa hàng Domino nói rằng có nhiều cửa hàng bán dịch vụ bảo lãnh thế này.
“Tôi biết một công nhân được bảo lãnh phải làm việc 60 tiếng mỗi tuần và chỉ được trả tiền 40 tiếng,” anh nói.
Anh còn cho biết có một chủ cửa hàng nhượng quyền khác cùng hệ thông nhận bảo lãnh cho 2 công nhân, lấy của mỗi người $10,000 đôla nhưng sau đó rút lại hồ sơ bảo lãnh, và một trong hai công nhân ngoại quốc đó phải trở về Trung Quốc sau khi bị lừa đảo đến trắng tay.
Source: http://tennesseesmokies.guide
“Các chủ cửa hàng nhượng quyền biết rõ, nếu họ yêu cầu cửa hàng trưởng (đang được bảo lãnh làm việc và ở Úc) phải chỉnh sửa thời gian làm việc của công nhân trên giấy tờ để tiết kiệm tiền lương, những cửa hàng trưởng này sẽ là, vì lo sợ nếu không sẽ không còn được bảo lãnh”.
Nếu công nhân khiếu nại hay than phiền, có thể nhìn thấy hậu quả là họ sẽ không được bảo lãnh nữa, và dẫn tới việc bị trục xuất khỏi Úc, trừ khi… trong thời gian gấp gáp đó công nhân có thể tìm ra một công ty khác chịu bảo lãnh họ.
Đó là hành động phi pháp khi hỏi, nhận, và cung cấp lợi ích trong việc bảo lãnh các loại visa. Bộ Di Trú nói rằng họ rất nghiêm túc trong việc phát hiện và trừng phạt những vụ vi phạm visa, hình phạt bao gồm 2 năm tù giam và tiền phạt lên đến $324,000 đôla.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại