Sẽ phạt nặng hơn các chủ nhân cố ý bóc lột công nhân ngoại quốc

Chính phủ Úc vừa công bố thành lập The Migrant Workers Taskforce, một lực lượng đặc nhiệm mới nhằm bảo vệ lao động di dân.

abstract vietnamese people

Australian Government today announced the formation of New Migrant Workers Taskforce Source: Pixabay/SBS Vietnamese

Migrant Workers Taskforce ra đời nhằm bảo đảm di dân đi làm tại Úc được bảo vệ trước sự bóc lột sức lao động của những chủ nhân vô lương tâm.

Lực lượng đặc nhiệm mới này sẽ xem xét và áp dụng một loạt các biện pháp nhằm bài trừ nạn bóc lột sức lao động của những công nhân dễ bị lạm dụng như công nhân có tay nghề cao đến Úc làm việc và .

Một trong số đó là tăng hình phạt đối với các chủ nhân có hành vi bóc lột công nhân và gian lận sổ sách.

Chính phủ sẽ tăng mức hình phạt áp dụng đối với các chủ nhân trả tiền công nhân dưới và những chủ nhân không lưu giữ hồ sơ thuê mướn nhân công thích hợp.

Một khung hình phạt mới nặng hơn dành cho những ‘vi phạm nghiêm trọng’ vừa được tạo ra, và sẽ được áp dụng đối với bất kỳ chủ nhân nào cố ý lừa gạt công nhân, bất kể quy mô doanh nghiệp nhỏ hay lớn.

Đứng đầu Migrant Workers Taskforce là Giáo sư Allan Fels AO, người sáng lập Cơ quan Giám sát Cạnh tranh và Tiêu thụ Úc ACCC năm 1995 và làm Chủ tịch cơ quan này đến 2003.

Nhóm đặc nhiệm mới này sẽ tham vấn chính phủ những biện pháp để bảo vệ người lao động ngoại quốc tốt hơn.

Tổng trưởng Nhân dụng Michaelia Cash nói rằng nhóm đặc nhiệm này sẽ tăng cường những nỗ lực của Chính phủ để xóa bỏ tình trạng các chủ nhân lạm dụng công nhân di dân và mang đến sự bảo vệ tốt hơn cho tất cả người lao động nói chung.

“Một số trường hợp rất đáng chú ý gần đây trong đó công nhân di dân dễ bị lạm dụng đã phải làm việc với đồng lương dưới mức tối thiểu và bị bóc lột tại nơi làm việc, cho thấy những khoảng cách không thể chấp nhận được trong hệ thống”, Tổng trưởng Cash nói.

“Trong khi Chính phủ thừa nhận rằng phần lớn các nhà nhân dụng làm đều hành xử đúng đắn với nhân viên của họ, chúng tôi sẽ không tha thứ cho hành vi bóc lột lao động ở nơi làm việc trên nước Úc.”
Australian Employment Minister Michaelia Cash
The Migrant Workers Taskforce will consider strategies to stamp out the exploitation of vulnerable employees, Employment Minister Michaelia Cash said on Tuesday Source: AAP
Hành vi bóc lột công nhân ngoại quốc ảnh hưởng lên một loạt các ngành kỹ nghệ, và trong những trường hợp gần đây, có thể thấy rõ ràng một số nhà nhân dụng đã ngang nhiên bỏ qua trách nhiệm mà luật pháp Úc quy định.

Vụ tai tiếng bóc lột lao động gần đây của chuỗi cửa hàng 7-ELEVEN đã cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ người lao động nhiều hơn nữa, và cần có các hình phạt nặng hơn đối với những kẻ vi phạm luật nơi làm việc.

Nhóm đặc nhiệm mới sẽ theo dõi quy trình sửa sai của 7-ELEVEN, chấn chỉnh những vi phạm của họ trước đây. Đồng thời Migrant Workers Taskforce cũng được giao nhiệm vụ xác định những lỗ hổng trong quy định và thi hành luật đã dẫn đến tỷ lệ hiện tượng bóc lột lao động xảy ra trên diện rộng.

Tổng trưởng Cash cho biết bà an tâm khi người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm này là Giáo sư Allan Fels AO, và Tiến sĩ David Cousins AM là Phó Chủ tịch trong thời hạn 18 tháng tới.

“Kinh nghiệm của Giáo sư Fels trong lãnh vực này sẽ là một tài sản giá trị cho nhóm đặc nhiệm khi nhiệm vụ của họ là phát triển chiến lược xuyên suốt các cấp chính phủ để ngăn chặn vấn nạn bóc lột người lao động di dân dễ bị tổn thương”, Tổng trưởng Cash nói.

Các biện pháp lực lượng đặc nhiệm mới bảo vệ lao động di dân sẽ áp dụng bao gồm:

    • Tăng mức phạt với các chủ nhân trả lương dưới mức tối thiểu và không giữ sổ sách nhân dụng
    • Tạo ra khung hình phạt mới cho ‘những vi phạm nghiêm trọng’, áp dụng với các chủ nhân cố ý bóc lột công nhân, không phân biệt quy mô doanh nghiệp
    • Đưa ra các quy định mới, theo đó bên nhượng quyền (franchisor) phải chịu trách nhiệm nếu không giải quyết tình trạng bóc lột lao động của bên nhận quyền (franchisees).
    • Rót thêm ngân khoản $20 triệu đôla hỗ trợ cho năng lực và lực lượng lao động của Fair Work Ombudsman – cơ quan giám sát công bằng nơi làm việc.
    • Tăng cường quyền hạn của Fair Work Ombudsman, giúp cơ quan này làm việc hiệu quả hơn trong việc đối phó với các chủ nhân cố ý bóc lột công nhân, bằng cách buộc họ phải trình giấy tờ hồ sơ và trả lời chất vấn.

Share
Published 5 October 2016 6:17pm
Updated 20 April 2017 4:45am
By Trinh Nguyen
Source: Australia government

Share this with family and friends