Năm ngoái, Chính phủ Liên bang yêu cầu mở cuộc điều tra xem chi phí cấp visa đã được chi dùng ra sao, và tác động của di dân đối với nước Úc.
Ủy ban Năng suất hồi đầu tuần này công bố phúc trình sau một năm làm việc, cho rằng cần siết chặt hơn các loại visa đoàn tụ gia đình, cụ thể là visa cho cha mẹ người di dân.
Phúc trình phân tích rằng, với tuổi cao hơn và thời gian ở trong thị trường lao động ngắn hơn, nhưng cha mẹ di dân lại khiến dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc người cao niên và hệ thống an sinh xã hội tiêu tốn hàng tỉ đồng.
Phúc trình này kêu gọi Chính phủ Liên bang tăng mức phí loại có đóng tiền (contributory parent visa).
Phúc trình này cũng đề nghị giới hạn điều kiện xin visa bảo lãnh cha mẹ loại không đóng tiền (non-contributory parent visa), chỉ dành cho những trường hợp “có lý do nhân ái mạnh mẽ” để làm như vậy.
Theo phúc trình này, số tiền $50,000 đô la nộp cho loại có đóng tiền chỉ là một phần nhỏ trong chi phí. Số tiền $7,000 đô la nộp cho loại visa bảo lãnh phụ huynh không đóng tiền hay chỉ đóng ở mức tối thiểu càng không đáng kể.
Số liệu từ báo cáo này cho biết, hàng năm Úc cấp visa cho khoảng 7,200 trường hợp visa bảo lãnh cha mẹ có đóng tiền, hơn 1,500 visa bảo lãnh cha mẹ loại chỉ đóng mức phí tối thiểu.
Ủy ban này ước tính tổng chi phí suốt đời của một phụ huynh đến Úc với visa cha mẹ di dân, nằm trong khoảng từ $335,000 đến $410,000 Úc kim ở thời điểm năm 2016.
Từ đó, có thể tạm tính đươc số tiền mà công chúng Úc phải hỗ trợ 8,700 phụ huynh của di dân trong chi phí ước tính suốt đời của họ trong khoảng $2.6 đến $3.2 tỉ Úc kim.
"Một chi phí cao cho một nhóm tương đối nhỏ", phúc trình Migrant Intake do Ủy ban Năng suất soạn thảo viết như vậy, nói rằng, những đóng góp mà cha mẹ di dân mang lại là “thường nghèo nàn”.
Những khuyến nghị thay đổi trong phúc trình này cũng bao gồm cho thời hạn lâu hơn đối với loại visa bảo lãnh cha mẹ qua sống tạm thời thăm con cháu.
Theo đó, thời hạn của loại này bao lâu sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chánh của người con đứng tên bảo lãnh, nếu có thể chứng minh tài chánh đủ sức lo cho phụ huynh về chi phí y tế và thu nhập trong suốt thời gian ở Úc.
Giá trị của cha mẹ di dân ở Úc thật sự là gì?
Giám đốc Điều hành Hội đồng Di dân Úc Carla Wilshire hoan nghênh phúc trình này, đánh giá tổng quát đây là một báo cáo toàn diện và cân bằng.
Nhưng bà Wilshire cũng thể hiện rõ quan ngại của mình trước những thay đổi mà Ủy ban Năng suất khuyến nghị trong hệ thống visa bảo lãnh cha mẹ di dân.
Tuy nhiên, bà Wilshire biết cô đã có những lo ngại về những thay đổi được đề nghị của ủy ban để hệ thống cha mẹ xin visa nhập cư.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải cẩn thận và hãy tham vấn toàn diện với cộng đồng", bà nói với phóng viên .
"Đối với rất nhiều gia đình di dân, phải sống xa cách cha mẹ là một chuyện đặc biệt khó khăn".
Phúc trình Migrant Intake cũng chỉ ra rằng, khi nói cha mẹ người di dân chỉ kiếm được thu nhập thấp và đóng thuế không đáng kể, nhiều khả năng vì trình độ thông thạo tiếng Anh thấp, và họ phụ thuộc vào các dịch vụ xã hội nhiều hơn các nhóm khác, trong các lĩnh vực y tế và chăm sóc người cao niên.
Tuy nhiên Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Sắc tộc Úc Joseph Caputo thì cho rằng hệ thống quản lý loại visa cha mẹ di dân đã chặt chẽ và những khuyến nghị trong báo cáo này là “phi lý”.
"Chúng tôi thất vọng trước khuyến nghị siết chặt hơn nữa những quy định vốn đã rất gắt gao trong việc bảo lãnh cha mẹ đến Úc”, ông Caputo nói.
Ông Caputo cũng nhấn mạnh những lợi ích gián tiếp mà các bậc phụ huynh mang đến cho con trẻ của những người di dân khi họ sang đến Úc.
“Khi các bậc phụ huynh đến đây, họ thường giúp việc trông coi các cháu, và đó là sự hỗ trợ tuyệt vời trong các gia đình ở Úc".
“Và chuyện này đã được chứng minh qua thời gian, đoàn tụ gia đình mang lại những lợi ích tốt đẹp cho xã hội nước Úc”, ông Caputo nói với .
Phát ngôn nhân cho Tổng trưởng Di Trú Peter Dutton nói rằng Chính phủ Liên bang sẽ cân nhắc mọi khuyến nghị trong phúc trình này và sẽ có phản hồi sớm.
Thêm về visa bảo lãnh cha mẹ
Luật lệ quanh ta (Bài 33) Visa bảo lãnh cha mẹ