Theo Kênh truyền hình ANN News của Nhật, ngày 22 tháng 2, cảnh sát đã bắt du học sinh Lê Minh Hoàng, 24 tuổi, bị truy tố vì làm giả thẻ sinh viên.
Theo các nhà chức trách, Hoàng đã dùng máy in loại nhỏ đặt trong nhà để in các loại thẻ sinh viên và bán ra với giá 5.000¥/thẻ. Tổng cộng Hoàng đã bán cho khoảng 500 người, chủ yếu là người Việt, thu về được gần 5 triệu yên (gần $USD500,000)
Các loại thẻ giả này hầu hết được mua để đăng ký vào làm việc bán thời gian trong các cửa hàng tiện lợi 24/24 tại Nhật.
Tháng 12/2017 tội đang gia tăng. Một nửa trong số những người bị bắt là du học sinh tại các trường ngôn ngữ.
Một con số thống kê cho hay, năm 2016 có 1,208 du học sinh Việt Nam bị truy tố vì các tội ăn cắp và các tội khác; vượt 8 lần so với 5 năm trước.
Vì sao du học sinh Việt vướng vào chuyện phi pháp lại gia tăng như vậy?
Một du học sinh Việt Nam cho biết, tháng 12 năm ngoái, em đã lấy cắp tổng cộng khoảng 196 món hàng mỹ phẩm trong một siêu thị trong thời gian còn đang hoãn thi hành án. Em đã chịu tổng cộng 1 năm 6 tháng tù giam. Hai năm trước em cũng đã phạm pháp, em cho biết em có một khoản nợ lớn ở Việt Nam để sang Nhật học tiếng.
“Tôi đã trả 1,550,000 yen (~$AUD18,500) cho một người môi giới Việt Nam, tôi đã phải mượn tiền ngân hàng và bạn bè,” sinh viên này cho biết.
Những năm qua, đã có sự bùng nổ lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật học tiếng, tăng khoảng 10,000 người mỗi năm. Hiện nay số sinh viên Việt Nam sang học tiếng Nhật khoảng 750.000 người, dẫn đầu danh sách và vượt hẳn lượng du học sinh đến từ Trung Quốc.
Hầu hết đến Nhật với hi vọng sẽ có một công việc lương cao nếu giỏi tiếng Nhật.
“Tôi nghe nói nếu cố gắng làm việc có thể kiếm được 25,000 – 30,000 yên mỗi tháng,” một cựu du học sinh nói, người này hiện đang ngồi tù vì tội ăn cắp.
Từ đây, đã có một sự cạnh tranh giữa các công ty môi giới du học để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ từ các sinh viên quốc tế này. Số tiền các du học sinh phải đóng cho các công ty môi giới lên tới 1 triệu yên (~$AUD12,000) bao gồm tiền học phí 1 năm, phí chuẩn bị giấy tờ, phí môi giới, mà nhiều gia đình với thu nhập chỉ khoảng 20,000 yên đã phải thắt lưng buộc bụng hoặc vay mượn để cho con em mình được đi học.
Tại Nhật, quy định pháp luật chỉ cho phép du học sinh làm thêm 28 giờ/tuần. Dẫn đến tình trạng buộc các em làm việc quá mức, do phần nhiều ở Việt Nam bị các công ty môi giới du học dụ dỗ và phải vay mượn vượt ngoài khả năng trả nợ. Chưa kể phí mua thẻ, du học sinh còn phải trả cả phí môi giới; nhiều em mới sang chưa rành tiếng Nhật muốn tìm được việc sẽ phải qua các công ty việc làm giới thiệu.
Theo lời các du học sinh, các em thường làm bán thời gian vào ban đêm. Tại một trường ngôn ngữ ở thành phố Kobe, những quảng cáo tuyển dụng được đăng đầy tại trường về các công việc làm ở nhà kho hoặc các xưởng chế biếm thực phẩm.
“Tôi đã làm việc ở xưởng chế biến thức ăn, xưởng rau, xưởng mì ramen, tôi làm từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau, lớp học thì bắt đầu lúc 9 giờ sáng và công việc thì lúc nào cũng bận rộn.”
Các sinh viên phải gửi tiền cho cha mẹ để trả nợ, và từ đó lún sâu vào việc đi làm. Thậm chí họ phải mượn nợ mới với lãi suất cao, và khi không thể trả nổi, họ bị đe dọa phải đi ăn cắp.
Các phát hiện vi phạm đều bị Nhật trục xuất về nước.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại