Sau ba ngày được đăng tải trên SBS, câu chuyện gia đình người Việt có hai con nhỏ sống tại Sydney đối mặt với nguy cơ bị “trục xuất khỏi Úc” đã nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của nhiều người Việt sống tại các tiểu bang và thành phố tại Úc.
Từ con số khiêm tốn 200 chữ ký vào của gia đình anh Tô Quốc Vinh cách đây một tuần, lời cầu xin đã chạm đến trái tim của nhiều người khác và thu hút gần 9000 chữ ký tính đến ngày 18/8.
Anh Tô Quốc Vinh và vợ đến Úc theo visa bảo lãnh người lao động có tay nghề vào năm 2007. Sau khi bị lừa bởi công ty môi giới lao động đầu tiên, anh Quốc Vinh tiếp tục rơi vào bẫy của nhiều công ty di trú khác, nơi hứa hẹn sẽ giúp vợ chồng anh làm hồ sơ ở lại Úc. Sau 10 năm theo đuổi các vụ tranh tụng kéo dài, gia đình anh hiện khánh kiệt tài sản, đối mặt với việc .
Anh cùng vợ thực hiện một lá thư xin sự cứu xét nhân đạo của Tổng trưởng di trú Peter Dutton và bị từ chối, vì không nằm trong “danh sách các vấn đề” được Bộ di trú xem xét.
Sau khi câu chuyện của anh Vinh được lan tỏa trên trang mạng xã hội, anh đã tìm đến sự giúp đỡ của cố vấn di trú Tạ Quang Huy, văn phòng tại Melbourne. Cố vấn di trú (CVDT) Tạ Quang Huy chia sẻ anh đồng cảm với hoàn cảnh của gia đình Tô Quốc Vinh và đang nỗ lực giúp gia đình anh Vinh gửi thư cứu xét lần thứ Hai lên tổng trưởng di trú liên bang, với sự tư vấn pháp lý miễn phí.Trong nỗ lực lần thứ hai này, những luật sư sát cánh với gia đình anh Vinh sẽ tập trung vào các khía cạnh sau, vốn là lĩnh vực sẽ được tổng trưởng di trú xem xét.
Ta Quang Huy (the second from the right) and Roz Germov (the second from the left) Source: courtesy of Ta Quang Huy
Theo điều 351 của Luật Di Trú ban hành năm 1958, anh Tô Quốc Vinh và gia đình có quyền xin can thiệp của Tổng Trưởng di trú, ngài Peter Dutton.
Khi gửi đơn xin can thiệp, đương đơn phải có lý do chính đáng mà nằm trong danh sách của Bộ Trưởng.
Hai lý do CVDT Tạ Quang Huy đã áp dụng cho hồ sơ này như sau:
1. Quyền lợi trẻ em. Hiệp Ước CROC (Convention on the Rights of the Child). Hiệp ước này hiện tại có 140 quốc gia thành viên. Úc đã ký kết với hiệp ước này từ tháng 12 năm 1990. Điều này cũng có nghĩa Úc có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của trẻ em. Điều từ 3 đến 8 và 27 hoàn toàn được áp dụng cho hồ sơ này;
2. Anh Tô Quốc Vinh là nạn nhân của vụ lừa đảo. Công ty di trú mà anh Vinh gửi hồ hơ không đăng ký MARA với Bộ di trú và có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Luật sư người Úc, người tham vấn cho hồ sơ của gia đình anh Quốc Vinh đã nhầm lẫn giấy tờ của anh với một trường hợp khác, khiến hồ sơ bị bác nhiều lần trước tòa.
Bên cạnh đó, nhiều học viên được anh Quốc Vinh dạy nghề tạo mẫu tóc chuyên nghiệp đang ủng hộ anh bằng cách làm hồ sơ chứng minh anh Vinh là một “tài sản” của nước Úc, trong việc đào tạo và huấn nghệ cho nhiều thanh thiếu niên Úc.
CVDT Tạ Quang Huy cho SBS Vietnamese biết anh nhận được sự giúp đỡ của trạng sư Roz Germov, cựu thẩm phán của tòa phúc thẩm hành chính, trong hồ sơ di trú của gia đình anh Quốc Vinh.
CVDT Tạ Quang Huy kêu gọi các luật sư, trạng sư tại Úc cùng sát cánh giúp đỡ gia đình anh Huy vượt qua khó khăn hiện tại.
Mời nghe toàn bộ phỏng vấn của SBS với CVDT Tạ Quang Huy trong phần audio phía trên.
Để biết công ty di trú mà bạn đang làm việc có đăng bạ với Bộ di trú hay không, hãy vào trang mạng
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại