Việt Nam xếp thứ 2 trên thế giới về ứng phó với đại dịch COVID-19

Việt Nam và Úc nằm trong nhóm 10 nước ứng phó với đại dịch COVID-19 tốt nhất thế giới, theo đánh giá của Viện Lowy.

Vietnam crushed its first wave of coronavirus infections in April and went nearly 100 days without local transmission.

Vietnam crushed its first wave of coronavirus infections in April and went nearly 100 days without local transmission. Source: Getty

 đã xem xét cách 98 quốc gia quản lý đại dịch COVID-19 trong 36 tuần sau khi ca nhiễm thứ 100 được ghi nhận.

Họ đánh giá các quốc gia có ít ca bệnh và tử vong (trên cơ sở tổng số ca lẫn bình quân đầu người), cũng như các quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm cao.

Trung Quốc đã bị loại khỏi bảng xếp hạng vì thiếu dữ liệu công khai về việc xét nghiệm.

Các quốc gia thành công hơn trong việc ngăn chặn virus chủ yếu nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó New Zealand chiếm vị trí đầu bảng, theo sau là Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan và Cyprus.

Úc xếp thứ 8 theo đánh giá của Viện Lowy. Trong khi đó, Mỹ, Brazil, Iran và Mexico được xem là những nước kiểm soát đại dịch kém nhất.

Nhà nghiên cứu Herve Lemahieu thuộc Viện Lowy cho biết các nước dẫn đầu đều có điểm chung là đóng cửa biên giới sớm và có hệ thống y tế công cộng tốt.

“Vì vậy, những gì chúng tôi nhận thấy là đối với các quốc gia lớn hơn, các chính phủ trung ương với dân số đông gặp thách thức lớn hơn trong việc quản lý virus trong dân số, với ít biên giới nội bộ,” ông nói.

Ông cho biết thêm rằng phản ứng của Úc khá độc đáo ở chỗ đây là một lục địa tách biệt và quyết định của mỗi tiểu bang giống như việc “sáu hoặc bảy quốc gia độc lập phụ trách phản ứng”.

“Đó không phải là lợi thế mà chúng tôi có được, chẳng hạn như tại quê hương của tôi là Bỉ,” ông nói.
Mặc dù một số quốc gia Châu Âu bị áp đảo bởi đại dịch trong thời gian đầu, họ được cho là đã có sự tiến bộ rõ rệt. 

Một số nước thậm chí có thời điểm còn vượt qua thành tích của các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương trước khi làn sóng thứ hai ập đến vào cuối năm 2020.

Liên quan đến câu hỏi về sự thành công của các nền dân chủ so với các chế độ độc tài trong việc áp đặt lệnh phong toả, nghiên cứu cho thấy các quốc gia độc tài đã không kiểm soát virus tốt hơn trong dài hạn.

Ông Lemahieu nói rằng mặc dù các chế độ độc tài ban đầu đã làm tốt hơn trong việc huy động các nguồn lực và tiến hành phong toả nhanh hơn, nhưng việc duy trì theo thời gian lại khó khăn hơn.

Các dữ liệu đã chứng minh lý thuyết của nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama rằng sự tin tưởng của dân chúng vào các nhà lãnh đạo là rất quan trọng.
Ranh giới phân chia trong ứng phó khủng hoảng hiệu quả không thực sự nằm ở chế độ chính trị, mà nằm ở việc liệu người dân có tin tưởng các nhà lãnh đạo của họ hay không, và liệu các nhà lãnh đạo đó có dẫn đầu một nhà nước có năng lực và hiệu quả hay không.
“Và điều đó dường như có lợi hơn cho những quốc gia có dân số ít, xã hội gắn kết và các thể chế có năng lực hơn.”

Phân tích cũng cho thấy việc xử lý đại dịch ở các quốc gia nhỏ là dễ dàng hơn.

Các quốc gia có dân số ít hơn 10 triệu người đã làm tốt hơn nhiều so với các quốc gia đông dân hơn.

Việc đóng cửa biên giới là không thể đối với các nước có mật độ đô thị hóa cao.

“Bốn quốc gia có siêu đô thị, siêu toàn cầu hóa, với dân số trên 10 triệu người, trở nên vô cùng khó khăn,” ông nói.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 28 January 2021 3:21pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends