Các chuyên gia đẩy mạnh dự luật chống thông tin COVID-19 sai lạc

Fake News Photo Illustration

The rise of vaccine hesitancy online has prompted immunisation and technology experts to form a coalition Source: Getty Images

Một ủy ban mới được thành lập gồm các chuyên gia về kỹ thuật và miễn nhiễm hiện đẩy mạnh việc ban hành các luật lệ mới để chống lại các tin tức sai lạc về COVID-19. Trong một lá thư gửi đến Quốc Hội, ủy ban cảnh cáo rằng các tin tức không được kiểm chứng, có thể làm tổn hại cho nỗ lực chủng ngừa coronavirus của nước Úc. Lời cảnh cáo diễn ra, khi nước Úc chấp nhận việc sử dụng vắc xin đầu tiên chống lại COVID-19.


Ông Chris Cooper kiếm sống bằng nghề chống lại các đe dọa cho nền dân chủ và xã hội trên trang mạng.

Là giám đốc của tổ chức Reset Australia, ông ngày càng quan tâm nhiều hơn về tốc độ của thông tin sai lạc.

Ông cho biết, cơ chế truyền thông xã hội cho phép các chủ thuyết âm mưu về vắc xin COVID-19, có thể chế ngự các tin tức hàng ngày tại nước Úc.

"Do thiết kế của các nền tảng đưa mọi người vào ý niệm phản hồi, không chỉ cần một ý kiến để cực đoan hóa ai đó để tin vào một âm mưu COVID".

'Đó là sự tấn công liên tục của sự chần chờ về vắc xin, thông tin sai lạc dẫn đến việc mọi người ngày càng cảm thấy ít tin tưởng hơn về vắc xin và ít có khả năng sử dụng vắc xin hơn”, Chris Cooper.

Ông cũng cho rằng, thông tin sai lạc hiện lan truyền qua hình thức các tin giả một cách thuyết phục.

“Chúng tôi cũng từng thấy nhiều loại nội dung quỷ quyệt hơn, có thể là một câu chuyện sai sự thật về phản ứng bất lợi đối với vắc-xin, vốn có xu hướng cao trong các nhóm chống lại việc chủng ngừa”, Chris Cooper.

Trong khi đó, thái độ do dự về việc tiếp cận vắc xin ngày càng gia tăng trên trang mạng, đã khiến các chuyên gia về miễn nhiễm và kỹ thuật thiết lập một ủy ban để đối phó.

Nhóm nầy được tổ chức Reset hướng dẫn và bao gồm Hiệp hội Chủng ngừa Úc Châu, Liên hiệp Chủng ngừa, Viện Coronavax và viện Doherty, đã thực hiện các nghiên cứu quan trọng để thông báo về phản ứng của Úc đối với COVID-19.

Liên hiệp nầy thúc giục các chính trị gia, đòi hỏi có sự trong sáng từ các diễn đàn thuộc trang mạng xã hội như Facebook và Google.

Ông Kim Sampson thuộc Liên hiệp Chủng ngừa cho biết, điều quan trọng là phải hành động tức khắc.

“Cũng giống như việc Twitter đóng lại trang của ông Donald Trump, khi các lời nói dối được tuông ra ngoài cộng đồng cũng tương tự như vậy, chúng tôi thực sự cần phải có hành động”, Kim Sampson.

Trong lúc nước Úc chuẩn bị việc chủng ngừa vắc xin chống lai COVID-19, ông Cooper cho biết việc đề ra qui tắc thông minh hơn là điều quan trọng.

“Chúng tôi không thể dựa vào các nền tảng để quản lý điều này và để họ cùng hành động".

"Họ nói rằng, họ đã xử lý thông tin sai lệch về COVID, kể từ khi bắt đầu đại dịch và chúng ta đã ở đây một năm mà vẫn thấy rất nhiều thông tin sai lạc".

"Chúng tôi đang thấy rất nhiều nội dung chống vi phạm tại thời điểm mà các nền tảng cho biết, họ đang chú ý nhiều hơn đến nội dung đó”, Chris Cooper.

Trong một lá thư gởi đến Quốc Hội liên bang, liên hiệp mới được thành lập thúc giục các chính trị gia hãy đề ra các dự luật, nhằm tăng cường cho ‘Live List’ tạm dịch là ‘Danh sách Sống Động’ của các trang mạng xã hội có thế lực, hay Big Tech.

Danh sách đề nghị sẽ chi tiết hóa các sự kiện thông thường nhất liên quan đến coronavirus, vốn đang được chia sẻ trên trang mạng.

Một cách lý tưởng, nó sẽ tạo ra và cập nhật đúng lúc, do các diễn đàn quan trọng của trang mạng xã hội, để cho mọi người như các học giả và ký giả, có thể theo dõi và tìm ra các thông tin sai lạc.

"Thế nhưng quan trọng hơn, chúng tôi cung cấp cho các viên chức y tế hàng đầu các dữ kiện về dân số và các thông tin về hành động, để họ có thể thấy được tình hình của virus như thế nào".

"Còn trong cộng đồng rộng lớn, thông tin truyền đi rất nhanh nên phải nhắm vào các tin tức về y tế công cộng trong cộng đồng”, Chris Cooper.
"Người dân Úc cho đến nay đã đánh bại đợt lây nhiễm thứ ba như vậy, thế nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn”, Scott Morrison.
Ông Sampson nói rằng, mức độ của vấn đề được ẩn giấu từ những cảnh tượng thông thường, có nghĩa là các nỗ lực giáo dục công chúng đã bị ngăn trở.

“Những gì chúng tôi cần làm, là gỡ đi các thông tin sai lạc và nhắm vào những nơi nghi ngờ".

"Hơn nữa, nếu chúng ta có thể tìm ra ai là thủ phạm tung các thông tin sai lạc đó ra, chúng ta có thể có khả năng ngăn chận họ làm những chuyện như vậy”, Kim Sampson.

Liên hiệp muốn thấy các diễn đàn của Big Tech, chịu trách nhiệm về những tai hại xã hội mà họ gây ra.

Họ muốn những người còn nghi ngờ, có thể hiểu biết là vắc xin không chỉ cứu mạng, mà là con đường thoát ra khỏi đại dịch và hướng đến việc bình thường hóa xã hội.

Bác sĩ chuyên về các bệnh truyền nhiễm và là giám đốc của Bệnh Truyền nhiễm tại bệnh viện Mater, giáo sư Paul Griffin khuyến khích người dân Úc, nên được thông tin đầy đủ và quảng bá các thông tin chính xác, để bảo đảm có nhiều người đi chủng ngừa càng tốt.

Còn Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, chính phủ liên bang hiện làm rất nhiều việc, để đáp ứng mối quan ngại của những người còn do dự, khi chủng ngừa vắc xin chống COVID-19.

Ông cho biết, nếu không có phản ứng thích hợp và sự làm việc cật lực, thì nước Úc có thể phải đối phó với một đợt khác của COVID-19.

“Một lần nữa tôi xin cảm ơn người dân Úc. Trong mùa hè vừa qua, chúng ta đã có thể lâm vào đợt lây nhiễm virus lần thứ ba và chúng ta cũng có thể đối diện với nó bây giờ".

"Khi nước Úc vui vẻ sau ngày Australia Day, mọi người trở lại làm việc, thì chúng ta có thể ở trong một đợt lây nhiễm thứ ba hết sức nghiêm trọng".

"Người dân Úc cho đến nay đã đánh bại đợt lây nhiễm thứ ba như vậy, thế nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn”, Scott Morrison.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share